Dung môi hữu cơ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành hóa chất cũng như đời sống. Chúng thường tồn tại ở thể: rắn, lỏng, khí và được dùng để hòa tan một số chất khác để tạo thành thể đồng nhất. Vậy khi ứng dụng dung môi hữu cơ trong đời sống cần chú ý những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹqua bài viết sau nhé!

Ứng dụng của dung môi hữu cơ trong đời sống và sản xuất

Công nghiệp sản xuất sơn

Dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất sơn. Chúng có tác dụng giữ nhựa và bột màu ở dạng lỏng. Trong thành phần sơn dung môi chiếm khoảng 40% khối lượng. Người ta thường dựa vào đặc tính nhựa trong sơn để quyết định chọn chủng loại dung môi sử dụng.

Dung môi pha sơn

Dung môi được ứng dụng trong sản xuất sơn

Sản xuất mực in

Để chất lượng in tốt, màu sắc chuẩn, giữ nguyên vị trí chữ sau in, người ta sử dụng dung môi hữu cơ. Đây cũng là ứng dụng khá nổi bật của chúng. Đặc biệt khi sử dụng chất xúc tác toluene làm mực in tạp chí chuyên ngành, nó còn giúp ngăn sự bôi trơn và tái chế lượng toluene còn lại. 

Làm đẹp, chăm sóc sức khỏe

Có nhiều loại mỹ phẩm và dược phẩm được sản xuất từ dung môi hữu cơ, điển hình như: thuốc mỡ, penicillin, nước sơn móng tay…

Dung môi hữu cơ có nhiều loại, được sử dụng với các mục đích khác nhau. Để hiểu rõ hơn về khái niệm và phân loại, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Dung môi hữu cơ là gì? Có những loại dung môi hữu cơ nào 

Công nghệ làm sạch

Do có khả năng tương thích với nước tốt, phân hủy khoa học cao nên một số loại dung môi hữu cơ là thành phần quan trọng trong sản xuất chất tẩy rửa làm sạch bề mặt kính, sàn nhà… Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng trong công nghệ giặt khô.

hoa-chat-tay-rua-ung-dung-naoh

Dung môi hữu cơ có gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?

Dung môi có nhiều ứng dụng nổi bật trong đời sống nhưng do đặc tính của chúng dễ bay hơi nên có nhiều khả năng gây hại cho con người thông qua đường hô hấp. 

Nếu bị nhiễm một số trong các loại dung môi như: VOCs, Benzen, Toluen, Methanol… sẽ gây hệ lụy nhiễm độc hệ thần kinh, tổn hại đến các chức năng gan, thận, suy hô hấp và có thể dẫn đến ung thư.

Nhiễm độc VOCs

Loại chất ở thể rắn hoặc lỏng có chứa cacbon hữu cơ dễ bay hơi, là tên gọi chung của của một số chất như: acetone, ethyl acetate, butyl acetate,…

Bị nhiễm độc VOCs khi đốt xăng dầu không triệt để, lượng dung môi của xăng dầu bay hơi. Mặt khác, cây xanh vào ban đêm khi trao đổi khí cũng thải ra một lượng VCOs. Như vậy, dù không gây độc mãn tính nhưng khi hít phải lượng nhất định sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, co giật, ngạt viêm phổi,… 

Nhưng trong thực tế, xăng và sơn là thứ phát xả VCOs ra môi trường nhiều nhất. Do vậy, để không gây hại trực tiếp tới sức khỏe, không nên sử dụng xăng sơn trong không gian khép kín, nếu buộc phải tiếp xúc thì phải nghiêm túc chấp hành an toàn lao động.

Nhiễm độc Benzen

Benzen thường ở thể lỏng, dễ bay hơi, ở môi trường ngoài khi hôn hợp với không khí có thể phát nổ.

Khi tiếp xúc trực tiếp với Benzen qua da thì sau nửa giờ khoảng 75-90% bị cơ thể đào thải ra ngoài. Còn phần còn lại bị tích lũy trong tủy xương và mỡ, quá trình đào thải diễn ra chậm dẫn đến các biểu hiện bệnh lý như: Rối loạn oxy hóa, tăng bạch cầu tạm thời, xuất huyết trong,…

Nếu lượng hấp thu Benzen trong cơ thể lớn sẽ bị nhiễm độc với các triệu chứng: Đau đầu, khó chịu, buồn nôn, suy hô hấp.

Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với Benzen bạn có thể nhiễm độc mãn tính ban đầu ăn không ngon miệng rồi rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, đau đầu, buồn nôn, xung huyết niêm mạc miệng, chuột rút, thiếu máu nhẹ, chân tay bủn rủn, nhức nhối trong xương. Phụ nữ bị nhiễm sẽ rong kinh, khó thở, chóng mặt, nếu nặng sẽ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. 

Nhiễm độc Toluen

Khả năng nhiễm độc Toluen là rất lớn vì chúng là chất dễ bay hơi và cháy nổ. Chỉ cần nhiễm 1/1000 lượng nhỏ Toluen thôi bạn sẽ có cảm giác mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt, nếu bị nhiễm ở nồng độ cao sẽ gây ra ảo giác, mất đi ý thức hoặc bị ngất.

Trong đời sống Toluen cũng được ứng dụng nhiều, là chất xúc tác trong công nghệ in ảnh hay có trong sơn, nhựa, keo dán cần tạo độ thoáng cho không gian.

Nhiễm độc Methanol

Sự nguy hiểm khi nhiễm độc Methanol là rất lớn, nó có khả năng gây mù lòa thậm chí tử vong khi tiếp xúc trực tiếp.

Ngoài ra khi Methanol tiếp xúc với lửa gây cháy thì cũng không nhìn thấy ngọn lửa cháy đó.

Cồn methanol

Cồn methanol

Các tác động đến sức khỏe

Nói chung dung môi hữu cơ có tác động nguy hiểm đến sức khỏe con người. Nếu nhiễm độc chúng sẽ khiến tổn hại đến hệ thần kinh, gan, thận, hô hấp, khả năng sinh sản và thậm chí là ung thư.

Một số dung môi có khả năng gây bất tỉnh khi hít vào như: diethyl ether và chloroform. Do đó, nó được sử dụng trong y tế để sản xuất ra thuộc giảm đau, thuốc gây mê, thuốc ngủ…

Bên cạnh đó, Ethanol được sử dụng rộng rãi trong sản xuất dược phẩm an thần. Còn Diethyl ether, chloroform cũng được ứng dụng trong một số lĩnh vực nhưng khả năng nhiễm độc khá cao gây nguy hiểm lâu dài cho sức khỏe con người.

Methanol thì rất nguy hiểm khi cháy với ngọn lửa không nhìn thấy, ngoài ra khi tiếp xúc da thịt trực tiếp nó còn có khả năng gây mù lòa vĩnh viễn, nặng có thể tử vong.

Trong thành phần xăng có một số dung môi như: chloroform và benzen là chất có khả năng gây ung thư cao nhất. Ngoài ra còn gây tổn hại đến các cơ quan nội tạng bên trong.

Nói tóm lại việc tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc an toàn khi sử dụng dung môi

Cách sử dụng dung môi hữu cơ an toàn

Tuy dung môi hữu cơ có tác động không tốt tới sức khỏe con người nhưng không thể phủ nhận chúng có những lợi ích chúng đem lại trong các ứng dụng đời sống. Vậy sử dụng loại dung môi hữu cơ thế nào là an toàn? 

  • Khi tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các loại dung môi bạn nên trang bị và sử dụng những đồ bảo hộ.
  • Hạn chế tiếp xúc dung môi hữu cơ trong không gian kín.
  • Luôn giữ các bình, lọ đựng dung môi trong tình trạng kín, nắp chặt.
  • Với những dung môi dễ cháy thì không nên để gần những nơi có lửa, dễ sinh ra cháy hoặc ánh nắng mặt trời.
  • Không thải trực tiếp các loại dung môi hữu cơ ra ngoài môi trường, phải đọc kỹ các chỉ số để có cách thải bỏ thích hợp.
  • Dung môi dễ hấp thụ qua, do đó nên tránh tiếp xúc trực tiếp vì chúng có xu hướng gây lở loét da.

xang-thom

Kho dung môi – Tổng Kho Hoá Chất Việt Nam

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những ứng dụng của dung môi hữu cơ trong sản xuất. Hãy tham khảo kỹ bài viết trên của chúng để có thêm kiến thức bổ ích.

Tác giả: Admin