Xử lý nước thải đang là một biện pháp cần thiết để làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều loại hóa chất xử lý nước thải, nhưng không phải loại nào cũng có chất lượng tốt và hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm loại hóa chất được sử dụng nhiều hiện nay và đem lại hiệu quả xử lý tốt nguồn nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, có rất nhiều phương pháp xử lý nguồn nước thải. Mỗi phương pháp tương ứng với từng loại nước thải khác nhau, có nhiều ưu điểm nổi bật.
Phương pháp sinh học
Phương pháp kỵ khí
Trong môi trường kỵ khí, không có oxy, các chất hữu cơ trong nước thải đều bị phân hủy, lên men tạo thành các chất khí như CH4, CO2, NH3… Các chất hữu cơ lên men phân hủy nhờ các vi khuẩn kỵ khí sử dụng các men phân hủy các chất để chuyển hóa các chất độc hại trong nước tạo thành các loại khí không độc hại, làm sạch nước. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường nước được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Các chất hữu cơ trong môi trường nước được thủy phân, tạo thành hỗn hợp các chất như monosaccarit, các muối, các amino axit… Các sản phẩm tạo thành từ quá trình thủy phân làm năng lượng, nguồn dinh dưỡng tích cực cho vi khuẩn lên men.
- Bước 2: Các vi khuẩn kỵ khí tiết men chuyển các chất hữu cơ thành phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản như acid acetic, muối acetat, glycerin,…
- Bước 3: Cuối cùng, các vi khuẩn kỵ khí chuyển hóa bước lên men cuối tạo thành các khí không độc hại như CH4, CO2,…
Khi quá trình xử lý nguồn nước thải nhờ các vi khuẩn lên men kết thúc, nước sẽ được chuyển sang hệ thống sau:
- Bể lắng nước thải kết hợp với các men bùn để lắng.
- Các bể phản ứng các chất yếm khí.
- Nước thải tiếp tục được chuyển sang bể lọc các chất yếm khí.
- Cuối cùng, nước thải đi qua dòng nước yếm khí và bể cặn lơ lửng
Phương pháp hiếu khí
Phương pháp xử lý nguồn nước thải qua môi trường hiếu khí rất hiệu quả. Khi nước thải qua bể lọc, sau một thời gian, các vi sinh vật cặn lắng tạo thành một màng vi sinh vật, tách thành 2 lớp, lớp ngoài cùng là lớp có hiếu khí, cho các dòng khí oxy đi qua. Lớp trong là lớp yếm khí, môi trường thiếu khí oxy.
Thành phần các chất tham gia vào phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm: nấm, xạ khuẩn, vi sinh vật,…
Công trình làm sạch nguồn nước thải gồm các hệ thống các bể như sau:
- Bể nhỏ giọt sinh học.
- Bể lọc cao tải sinh học.
- Đĩa sinh học lọc.
- Bể lọc có vật liệu lọc ngập nước sinh học.
Xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính
Quy trình xử lý nguồn nước thải này rất đơn giản, sử dụng bùn hoạt tính. Nước thải được đưa vào bể có chứa bùn hoạt tính, các bông bùn sẽ tạo thành các phân tử lơ lửng trong nước. Các vi khuẩn hiếu khí kết hợp với các vi sinh vật khác trong nước thải tạo các chất bông bùn nâu sẫm có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ.
Sau khi chất thải được chuyển sang bể sinh học hiếu khí, lượng bùn hoạt tính tăng lên nhiều hơn, chất thải được chia làm 2 lớp lắng. Một phần lắng quay trở lại chu trình đầu tiên để bắt đầu chu trình mới, phần còn lại tiếp tục quá trình lọc sinh học để chất thải cuối cùng không nguy hại và không làm nguồn thức ăn cho các vi sinh vật nữa.
Tóm gọn lại, quá trình xử lý nguồn nước thải sinh hoạt được thực hiện theo hệ thống như sau:
- Nước thải được đưa vào bể trộn lẫn với bùn hoạt tính.
- Khi oxy dẫn vào bể chứa hỗn hợp để cung cấp oxy cho vi khuẩn lên men các chất hữu cơ’.
- Phân tách bùn hoạt tính khỏi hệ thống nước thải.
- Tái chế lại bùn hoạt tính và đưa về bể lọc ban đầu.
Phương pháp hóa lý
Ngoài các cách sử dụng các phương pháp sinh học trên, các phương pháp hóa lý làm sạch nguồn nước thải cũng rất đặc hiệu, đem đến nhiều hiệu quả cao, an toàn.
Phương pháp keo tụ tạo bông: Phương pháp này sử dụng các chất có khả năng kết dính các hạt keo lơ lửng trong nước thải với các chất hóa học như phèn nhôm, phèn sắt. Phương pháp này đơn giản, dễ dàng thực hiện, không tốn nhiều thời gian.
Xử lý bằng phương pháp keo tụ
Phương pháp trao đổi ion: Trong hệ thống nước thải hiện nay, có rất nhiều các chất chứa axit, kiềm. Nếu các chất này tồn tại lâu sẽ gây phá hủy đất, nguồn nước ngầm do hiện tượng xâm thực. Do vậy, cần phải trung hòa nguồn nước thải bằng các phản ứng trao đổi ion, tách các kim loại nặng khỏi nguồn nước. Bạn có thể sử dụng một số các hợp chất hóa học để trung hòa nước thải như: Ca(OH)2, Mg(OH)2, MgO. CaO. Hcl, H2SO4…
Phương pháp hấp thụ: Sử dụng than hoạt tính, các chất keo tụ, đất sét, phenol, các chất vòng thơm,… để hấp thụ các chất thải có hại trong nguồn nước thải.
Phương pháp điện hóa: Sử dụng điện năng để điện phân các chất thải trong hệ thống nước thải ô nhiễm. Phương pháp này không cần các chất hóa học mà nó chỉ sử dụng điện.
Tổng quan về hóa chất xử lý nước thải
Hóa chất xử lý nguồn nước thải là các chất hóa học đưa vào hệ thống nước thải phản ứng tạo thành các chất cặn bã không gây hại đến các sinh vật trong nước và con người. Sau khi sử dụng các hóa chất xử lý nước thải, nguồn nước thải rất an toàn đưa ra hệ thống nước nguồn từ các ao hồ sông suối, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến con người và môi trường sinh thái.
Các loại hóa chất xử lý nước thải
Nhóm hóa chất keo tụ
Các hóa chất keo tụ thường là các loại phèn, có khả năng gắn kết, keo tụ các sản phẩm độc hại trong nguồn nước thải. Đây là nhóm hóa chất xử lý nước thải hay được sử dụng loại bỏ đi màu nước mất vệ sinh bởi khi keo tụ, các hạt keo kết hợp với các chất thải lắng đọng xuống dưới. Hai loại hóa chất keo tụ thường được sử dụng là PAC, Polytetsu.
PAC là tên viết tắt của hợp chất Poly Aluminium Chloride là dạng bột rất dễ tan trong nước, có màu vàng. Hóa chất xử lý nước thải này thường dùng xử lý nguồn nước thải từ các ngành công nghiệp gốm sứ, nhuộm, giấy, nhà máy chế biến thủy sản, các lò mổ giết gia súc gia cầm, sử dụng lọc nước sinh hoạt, lắng các chất thải từ ao hồ sông suối để tạo nguồn nước sinh hoạt,…
Polytetsu có công thức hóa học là [Fe2(OH)n(SO4)3n/2]m cũng là gói dạng bột, màu vàng dùng để khử mùi rất tốt nguồn nước thải và lắng các kim loại nặng trong nước thải.
Nhóm hoá chất trợ lắng
Hóa chất xử lý nước thải nhóm trợ lắng nhằm hỗ trợ quá trình xử lý nước thải được diễn ra nhanh gọn hơn. Hóa chất trợ lắng là loại hợp chất cao phân tử là polymer anion và polymer cation.
Polymer cation xử lý nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, khử sạch các nguồn nước hồ bơi, các nguồn nước trong hệ thống nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Hóa chất này rất dễ sử dụng, sử dụng 1 gói polymer cation 500g hòa với 1000l nước.
Polymer anion dùng làm các chất keo tụ các chất thải lơ lửng trong nước và lắng đọng xuống đáy. Ngoài ra, polymer anion còn sử dụng để tái sinh lại bùn hoạt tính để trở về hệ thống xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính.
Nhóm hóa chất cân bằng pH
Hóa chất cân bằng pH được sử dụng hiệu quả, thuận lợi để trung hòa các nguồn nước thải ô nhiễm do axit hoặc bazơ hay để cân bằng pH của nước. Khi pH trong nước thải cân bằng, đó là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Thông thường, người ta thường sử dụng các chất có tính trung hòa mạnh như NaOH, H2SO4,…
Nếu nguồn nước thải bị nhiễm axit, bạn hãy sử dụng các chất có tính kiềm là NaOH để cân bằng nguồn nước. Nguồn nước thải chứa nhiều base thì bạn nên sử dụng H2SO4, trung hòa lượng kiềm dư ở trong nước thải. Tùy vào độ pH mà ta điều chỉnh lượng kiềm và axit phù hợp.
Nhóm hóa chất khử trùng
Hóa chất khử trùng là nhóm hóa chất đều được sử dụng ở công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nước thải. Các loại hóa chất xử lý bể bơi, nước trong các ao hồ sông suối, nước thải sinh hoạt, khử mùi hệ thống nguồn nước trong cống, rãnh, xử lý hệ thống nước nuôi trồng thủy sản… Nhóm hóa chất khử trùng rất đa dạng và phong phú, nhiều các loại hóa chất khác nhau: nước Javen, nước Clo…
Tùy mục đích khử mùi, khử trùng với lượng nước khác nhau, bạn nên sử dụng lượng hóa chất khử trùng phù hợp, tránh gây dư thừa hóa chất.
Nhóm hóa chất cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh
Khi xử lý nước thải, không nên khử sạch toàn bộ các chất hữu cơ, chúng ta nên xử lý nước thải hợp lý nhưng vẫn phải có đủ các chất hữu cơ để tạo điều kiện cho một vài vi sinh vật có lợi. Nhóm hóa chất cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh được sử dụng cho quá trình đầu của xử lý nước thải bằng hóa chất, để nuôi cấy các vi sinh vật yếm khí, hiếu khí chuyển hóa các chất hữu cơ. Thông thường, họ sử dụng các hóa chất H3PO4, Ure nhằm cung cấp Photpho và Nitơ, 2 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho vi sinh.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một vài các phương pháp xử lý nước thải và các loại hóa chất xử lý nước thải. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích