Bạn đang thắc mắc hoá chất tẩy sơn là gì, ứng dụng, phương pháp sử dụng như thế nào? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn tất cả những gì bạn quan tâm. Hãy cùng TỔNG KHO HOÁ CHẤT giải mã nhé!

HOÁ CHẤT TẨY SƠN LÀ GÌ?

Hoá chất tẩy sơn còn gọi là chất tẩy sơn, dung môi bóc sơn, chất bóc sơn. Đây là hỗn hợp các chất với các vai trò khác nhau. Hỗn hợp các chất này giúp loại bỏ lớp sơn cũ, véc-ni, keo đã phủ lên bề mặt của các loại vật liệu như: kim loại (sắt, thép, nhôm), gỗ, gạch, kính, nhựa,…

Trạng thái của các hoá chất tẩy sơn có thể ở dạng lỏng, dung dịch hoặc dạng gel, lỏng để loại bỏ sơn hoặc vecni đã khô. Tuỳ loại vật liệu cần xử lý lớp sơn, mỗi loại hoá chất tẩy sơn sẽ có đặc tính riêng.

Đối với các sản phẩm kim loại, lớp sơn cũ đã bị bong tróc dẫn đến bề mặt kim loại bị ăn mòn bởi không khí, hơi ẩm và hoá chất. Khi đó, bạn nên cân nhắc việc sử dụng hoá chất tẩy sơn để loại bỏ lớp sơn cũ và sơn một lớp sơn mới.

Sản phẩm trước và sau khi sử dụng hoá chất tẩy sơn

Phân loại hoá chất tẩy sơn 

Các loại chất tẩy sơn thông dụng trên thị trường thường có thành phần chủ yếu là các dung môi hữu cơ. Vì vậy, đặc trưng của các hoá chất này là có mùi dung môi mạnh, sốc, bay hơi nhanh và dễ cháy. Các chất tẩy sơn thường có tính axit hoặc kiềm.

Hầu hết các chất tẩy sơn dung môi đều chứa các dung môi hữu cơ có tác động xâm nhập vào màng sơn, làm cho lớp sơn phủ nổi bong bóng. Các dung môi hữu cơ có thể rượu, toluene, acetone và este.

Chất tẩy sơn hệ axit 

Chế phẩm tẩy sơn trên nền sắt thép NI-080

NI-080 Chế phẩm tẩy sơn hệ axit trên nền sắt thép

Chất tẩy sơn hệ axit thường ở trạng thái dung dịch. Axit có thể là axit vô cơ hoặc hữu cơ. Các axit hữu cơ phổ biến trong các loại dung dịch tẩy sơn là axit citric, axit adipic, axit fomic,… Đối với các bề mặt như gạch và xi măng, axit clohydric là một thành phần phổ biến được sử dụng để loại bỏ lớp sơn cũ, đây là một hợp chất mạnh hoạt động tốt trên các bề mặt cứng.

Chất tẩy sơn hệ kiềm 

Chế phẩm tẩy sơn dạng gel NI-800

NI-800 – một chất tẩy sơn hệ kiềm trên nền nhôm

Chất tẩy sơn hệ kiềm thường ở dạng gel, lỏng và hoạt động hơi khác một chút, vì các thành phần hoạt động theo hướng phá vỡ các chất trong sơn. Chúng có độ pH cao, thành phần thường là NaOH /KOH. Đối với chất tẩy sơn này, dung dịch kiềm phản ứng với thành phần dầu của màng sơn, biến sơn thành xà phòng. Phản ứng này với sơn sẽ làm nó bong ra khỏi bề mặt. Chất tẩy sơn hệ kiềm phản ứng với màng sơn trong sơn dầu.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TẨY SƠN HIỆN NAY

Hiện nay, các  phương pháp tẩy sơn bao gồm : cơ học, nhiệt và hoá học.

Phương pháp thủ công nhất để là cơ học. Bạn có thể cạo hoặc phủi lớp sơn cũ bằng bàn chải, giấy nhám, máy mài nhám, đá mài để làm sạch và xử lý đúng cách. Đây là phương pháp đơn giản,  tuy nhiên việc tác động cơ học (chà nhám quá sâu) có thể vô tình làm hỏng luôn bề mặt dưới lớp sơn. Đối với các lớp sơn mỏng như vậy bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ đồng thời khá tốn công sức và thời gian.

Sử dụng nhiệt cũng là một phương pháp để bạn cân nhắc. Nhiệt độ đủ cao sẽ làm lớp sơn bề mặt bong tróc và tan chảy, giúp việc cạo sơn dễ dàng hơn. Dụng cụ bạn cần có khi áp dụng là súng thổi hơi nóng/súng khò nhiệt. Súng thổi hơi nóng tạo ra nhiệt độ rất cao có thể dễ dàng làm phỏng, cháy da. Găng tay chịu nhiệt nên được sử dụng ở tất cả các khâu liên quan đến súng thổi hơi nóng. Nhiệt độ cao cũng có thể làm hư hại vật liệu mà bạn đang làm việc. Việc lột bỏ lớp sơn, keo dán, silicone… có thể gây ra khói độc hại.

Việc sử dụng các hoá chất tẩy sơn cũng giúp bạn loại bỏ lớp sơn đạt được hiệu quả tối đa, phù hợp với nhiều bề mặt vật liệu khác nhau từ sắt, đồng, thép, nhôm, nhựa, gỗ, kính. Ưu điểm hoá chất tẩy sơn có tính năng tẩy mạnh, thời gian tẩy ngắn, hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với nhiều chủng loại sơn.

Trên thực tế, tuỳ vào đặc điểm của lớp sơn mà có thể kết hợp các phương pháp để đạt được hiệu quả mong muốn.

QUY TRÌNH SỬ DỤNG HOÁ CHẤT TẨY SƠN HIỆU QUẢ 

Bước 1: Lựa chọn hoá chất tẩy sơn phù hợp

Đầu tiên, bạn cần xác định loại bề mặt vật liệu cần tẩy sơn và lớp sơn cũ ra sao, ít hay nhiều. Bạn có thể chà nhám, cạo trước nếu nhiều lớp sơn.

Bước 2: Pha trộn và sử dụng theo hướng dẫn.

Áp dụng phương pháp tẩy sơn phù hợp với bề mặt chất cần tẩy.

Có thể dùng chổi sơn quét trực tiếp chất tẩy sơn lên bề mặt sản phẩm cần tẩy

Thời gian để sơn bong tróc từ 5-60 phút tuỳ thuộc vào loại sơn, độ dày của màng sơn, vật liệu nền, độ nhám của bề mặt vật liệu.

Bước 3: Khi thấy lớp sơn cũ đã bong tróc, rửa sạch với nước, có thể rửa sạch bằng xà phòng để làm sạch hoàn toàn bề mặt.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG, BẢO QUẢN HOÁ CHẤT TẨY SƠN

  • Không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy sơn; mang kính, găng tay, ủng, khẩu trang hoạt tính, quần áo bảo hộ.
  • Để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng chất tẩy sơn ở nhiệt độ từ 20°C đến 30°C, tránh gió mạnh và nắng nóng.
  • Khi thấy sơn phồng, sùi, bạn có thể dùng dụng cụ thích hợp để cạo bỏ lớp sơn cũ, sau đó rửa sạch với nước.
  • Tùy thuộc vào loại sơn, độ dày của màng sơn, kim loại nền, độ nhám của bề mặt kim
    loại, vật liệu, kích thước sản phẩm mà bạn cần sử dụng chất tẩy sơn khác nhau.
  • Với lớp sơn dày bạn nên bôi quét và cạo nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn màng sơn cũ.
  • Bảo quản trong kho thoáng mát, cách xa nguồn lửa, ghi rõ nhãn mác bao bì, ngày sản xuất.
  • Có cảnh báo nguy hiểm, cháy, ăn mòn.
  • Luôn đậy kín nắp can.

Bài viết trên đây là một số thông tin về ứng dụng, ưu điểm, các loại hoá chất tẩy sơn cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng thông qua bài viết này, TỔNG KHO HOÁ CHẤT đã giúp hiểu rõ các loại hoá chất và phương pháp tẩy sơn phù hợp với nhu cầu của bạn.

 

Tác giả: Admin