Tháp giải nhiệt là một thiết bị phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành công nghiệp, cuộc sống hiện nay. Chúng góp phần không nhỏ giúp ổn định nhiệt độ cho quá trình sản xuất công nghiệp. Vậy, tháp giải nhiệt là gì? Chúng được chia thành mấy loại? Có những lưu ý gì khi sử dụng? Cùng Tổng kho hóa chất tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt (tháp làm mát) là một hệ thống các thiết bị được sử dụng trong công nghiệp với vai trò hạ nhiệt cho chất lỏng (chủ yếu là nước). Đây là một thiết bị phụ trợ phổ biến, được sử dụng chủ yếu trong các ngành: sản xuất điện, hoá chất, sản xuất gang – thép, hệ thống điều hoà,…với vai trò đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của các hệ thống trong công nghiệp.
Cấu tạo tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt hoạt động dựa trên sự bay hơi và trao đổi nhiệt của chất lỏng (chủ yếu là nước). Nước nhiệt độ cao từ các quá trình công nghiệp khác sẽ được đưa đi hạ nhiệt độ ở tháp làm mát. Sau khi chất lỏng đi vào thiết bị, quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và không khí diễn ra. Nước mang nhiệt được phun từ trên xuống, tiếp xúc với không khí, sau khi tiếp xúc với các tấm tản nhiệt, nhiệt độ hạ xuống từ 5-12 độ.
Phân loại tháp giải nhiệt dựa vào kiểu dáng
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại tháp giải nhiệt nhưng trong bài viết này, Tổng kho hóa chất xin đưa ra cách phân loại tháp giải nhiệt dạng hở theo kiểu dáng.
Dựa vào kiểu dáng, có thể chia tháp giải nhiệt thành: tháp giải nhiệt dạng tròn và tháp giải nhiệt dạng vuông:
Tháp giải nhiệt dạng tròn: là loại thiết bị được thiết kế với kiểu dáng hình tròn. Loại tháp này tiện dụng, diện tích lắp đặt nhỏ. Chính vì vậy, thiết bị này được sử dụng phổ biến trong nhiều môi trường làm việc, kể cả những nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Hiện nay, loại thiết bị này được chế tạo với dải công suất rộng, phù hợp với nhu cầu sử dụng cho rất nhiều đối tượng, từ nhà xưởng nhỏ cho đến các khu sản xuất, khu công nghiệp lớn.
Hình ảnh tháp giải nhiệt dạng tròn
Tháp giải nhiệt dạng vuông: là loại thiết bị được thiết kế với cấu trúc hình khối, cấu tạo đơn giản nên quá trình lắp đặt dễ dàng hơn so với tháp giải nhiệt dạng tròn. Với cấu trúc đơn giản, loại thiết bị này có thể dễ dàng liên kết lại để tạo thành một cụm thiết bị, nhằm tăng công suất, hiệu suất giải nhiệt.
Tháp giải nhiệt dạng vuông thường được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử,…
Hình ảnh tháp giải nhiệt dạng vuông
Một số lưu ý khi sử dụng tháp giải nhiệt
Để tháp giải nhiệt hoạt động hiệu quả, an toàn thì trong quá trình sử dụng, cần phải tuân thủ một số lưu ý dưới đây:
Bảo trì định kỳ: Việc vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ là một công việc cần thiết để đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả, ổn định của thiết bị. Công việc bảo dưỡng bao gồm các công đoạn: kiểm tra, vệ sinh, thay thế các thành phần thiết bị bị hao mòn, hỏng hóc.
Hình ảnh bảo trì, sửa chữa định kỳ hệ thống
Theo dõi hiệu suất: Hiệu suất là một yếu tố quan trọng để đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như các trục trặc, vấn đề tiềm ẩn của hệ thống. Theo dõi, đánh giá hiệu quả hệ thống thường xuyên giúp phát hiện sớm các sự cố, từ đó đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Vận hành đúng quy trình: Nên hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật viên để hướng tới vận hành thiết bị làm việc đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất, đảm bảo các điều kiện hoạt động luôn nằm trong ngưỡng an toàn.
Hình ảnh theo dõi, vận hành hệ thống tháp giải nhiệt
Kiểm soát lưu lượng: Luôn luôn giám sát, đảm bảo lưu lượng nước làm mát trong tháp nằm trong khoảng khuyến cáo của nhà sản xuất để hạn chế tổn thất lượng nước và năng lượng.
Kiểm soát nhiệt độ: Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của nước vào và ra khỏi thiết bị để đánh giá hiệu quả làm việc của thiết bị
An toàn lao động: Cần tuân thủ các quy tắc an toàn lao động khi làm việc xung quanh, vận hành tháp giải nhiệt.
Hiện tượng rong rêu, vi sinh vật trong tháp giải nhiệt
Nguyên nhân hình thành rong rêu trong tháp giải nhiệt
Sau một thời gian hoạt động, trên bề mặt tháp giải nhiệt thường xuất hiện rong rêu, vi sinh vật trong nước làm mát. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, bao gồm: Điều kiện áp suất, nhiệt độ thuận lợi: Môi trường trong tháp giải nhiệt luôn ẩm ướt, kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm ở nước ta là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật, tảo, rêu. Một số vị trí thường xuất hiện rong rêu: thành ống, bề mặt trao đổi nhiệt,…
Hình ảnh rong rêu trên bề mặt trao đổi nhiệt
Điều kiện dinh dưỡng: Rong rêu, tảo rất cần nguồn dinh dưỡng để có thể sinh sôi, phát triển. Một số ion có mặt trong nước: phosphat, nitrat, cacbonat là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng phát triển.
Hình ảnh rong rêu bám trên thành tháp giải nhiệt
Quá trình tạo cặn: Trong nước làm mát có tồn tại các ion gây cáu cặn: canxi, magie, cacbonat,…hình thành nên cáu cặn trong quá trình hoạt động của tháp. Nếu không được vệ sinh định kỳ, rong rêu có thể phát triển trên các cặn này.
Hình ảnh rong rêu bám trên cáu cặn hình thành trong thành ống
Nguồn nước chưa được xử lý đúng cách: Nguồn nước trước khi đưa vào tháp giải nhiệt (đặc biệt là dạng kín) nếu không được xử lý (làm mềm nước, sử dụng hoá chất ức chế cáu cặn, vi sinh vật) thì sau một thời gian hoạt động sẽ xuất hiện cáu cặn, rong rêu, vi sinh vật. Vì vậy, cần có những biện pháp xử lý nước, kiểm soát độ ẩm, bảo dưỡng,… để ngăn chặn rong rêu, vi sinh vật hình thành trong tháp giải nhiệt.
Để xử lý rong rêu trong tháp giải nhiệt, có thể áp dụng các biện pháp sau
Phương pháp hóa học: Hiện nay người ta thường sử dụng một số hợp chất hoá học pha kèm với nước làm mát để ức chế sự hình thành, phát triển của rong rêu, vi sinh vật trong thiết bị. Hoá chất này có vai trò tạo môi trường cản trở sự phát triển của rong rêu và vi sinh vật.
Chế phẩm khử rong rêu, diệt vi sinh vật
Phương pháp cơ học: Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh thiết bị định kỳ giúp loại bỏ cáu cặn, rong rêu trong thiết bị. Đặc biệt việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt của thiết bị.
Hình ảnh bảo dưỡng định kỳ, tẩy cáu cặn cho tháp giải nhiệt
Kiểm soát nguồn nước: Nên xử lý nước trước khi đưa vào tháp giải nhiệt để đảm bảo loại bỏ tạp chất, các ion gây cáu cặn, các ion cần thiết cho sự phát triển của rong rêu, vi sinh vật: photphat, nitrat,…
Kiểm soát điều kiện môi trường: Có thể điều chỉnh một số thông số quá trình pH, nhiệt độ, nguồn cung cấp oxy,… của nguồn nước trong thiết bị để tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, rong rêu.
Kết luận:
Tháp giải nhiệt là một thiết bị đóng vai trò quan trọng, góp phần kiểm soát và làm ổn định các quá trình sản xuất trong công nghiệp. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến hóa chất diệt rong rêu, vi sinh vật trong hệ thống này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0911.481.823 để được tư vấn và giải đáp.