1. Methanol là gì?
Methanol cũng được gọi là rượu metylic, ancol metylic, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ, là một hợp chất hóa học với công thức phân tử CH3OH hay CH4O.
Methanol có nhiều tên gọi khác như: Methyl alcohol, Carbinol, Hydroxyl methan, Methylol, Wood alcohol.
Công thức phân tử của methanol
2. Tính chất hóa học:
** Thuộc tính của Methanol:
Công thức phân tử: CH3OH hoặc CH4O
Ngoại quan: Chất lỏng không màu
Khối lượng riêng 0.7918 g/cm3
Điểm nóng chảy: -97.6 độ C
Điểm sôi: 64.7 độ C
Là chất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói
** Tính chất hóa học:
Methanol là ancol đứng đầu dãy đồng đẳng Ancol no đơn chức mạch hở.
Methanol bị oxi hóa hoàn toàn tạo thành khí cacbonic và nước. Khi oxi không hoàn toàn tạo thành Aldehyde formic.
Methanol tác dụng với kim loại tạo ra muối alcoholate.
Methanol tác dụng với acid vô cơ hay hữu cơ tạo ra este.
Dung dịch cồn Methanol
3. Tác hại của Methanol:
** Độc tính của Methanol:
Methanol là loại cồn công nghiệp, độc tính cao, uống lượng nhỏ gây mù mắt, nếu lượng nhiều có thể dẫn tới tử vong. Methanol được điều chế từ gỗ nên cũng có thể gọi là cồn gỗ. Nghiêm cấm tuyệt đối việc uống cồn công nghiệp hoặc dùng cồn công nghiệp thay rượu để uống. Bởi khi con người không may uống phải methanol, sẽ gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não và gây tổn thương nội tạng. Chỉ cần ở ngưỡng 20 mg/dl đã đe dọa tổn thương thần kinh.
Phuy cồn methanol công nghiệp
Đối với người lớn, khi ngộ độc methanol thì chỉ cần với liều 8g tức 1ml dung dịch methanol 100% đã có thể gây mù, ngộ độc với liều 10g tương đương với 30ml dung dịch methanol 40% có thể gây tử vong.
Đối với trẻ nhỏ, khi ngộ độc Methanol với liều 0.25ml/kg đã gây mù mắt và 0.5ml/kg đã gây tử vong tương đương dung dịch methanol 100%.
Methanol được chuyển hóa thành formaldehyde và sau đó được oxy hóa thành acid formic. Nồng độ acid formic trong máu cao ức chế cytochrome oxidase của ty lạp thể trong tế bào gây thiếu oxy tế bào, toàn chuyển hóa nặng, tổn thương thần kinh thị giác và tổn thương võng mạc. Thêm vào đó, Methanol còn là chất gây ức chế thần kinh trung ương, gây giãn mạch, làm tụt huyết áp và làm giảm cung lương của tim.
4. Biện pháp ứng phó khi bị ngộ độc Methanol:
Biện pháp ứng phó khi nghi ngờ bị ngộ độc Methanol:
Đầu tiên, phải tuân thủ làm làm theo các cách thức sơ cấp cứu nói chung cho người bệnh ngộ độc. Chỉ thực hiện dưới sự chỉ định, hướng dẫn và giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc sau khi đã gọi điện tới Trung tâm Chống độc hay đường dây nóng tư vấn về ngộ độc Methanol để được các cán bộ chuyên trách hướng dẫn.
Biểu hiện ngộ độc methanol
Cần phòng chống và phòng ngừa hơn sự chuyển hóa của chất Methanol, chế ngự những điều bất thường của sự trao đổi chất và thực hiện chăm sóc hỗ trợ khác. Sự chuyển hóa có thể được ngăn chặn bằng việc cho uống Ethanol hoặc fomepizole. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm việc chế ngự nhiễm acid bằng chất carbonat acid natri, đặt ống và hô hấp bằng máy, sử dụng biện pháp đào thải ra ngoài cơ thể như thẩm phân máu.
Cách điều trị dứt điểm khi bị ngộ độc methanol là thẩm phân máu. Cách này giúp duy trì cân bằng hóa học của cơ thể – kể cả các chất như ka-li, natri, clorua và giúp kiểm soát huyết áp của người bệnh. Do đó, nếu bị ngộ độc Methanol, cần chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện lớn có thiết bị thẩm tách máu. Vì đây chính là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng người bệnh.
TỔNG KHO HÓA CHẤT VIỆT NAM
Chuyên cung cấp các mặt hàng hóa chất dung môi, vô cơ và các hóa chất xử lý bề mặt kim loại.
Liên hệ: Ms. Thảo 0911 481 823 để được tư vấn kịp thời.