Trong quá trình xử lý bề mặt kim loại, mài nhẵn, mài bóng là công đoạn vô cùng quan trọng. Kim loại sau khi gia công thô có thể đạt chuẩn kích thước, tuy nhiên về độ bóng sáng bề mặt kim loại thì vẫn chưa đạt được. Đánh bóng sẽ giúp cho bề mặt sản phẩm kim loại đạt độ thẩm mỹ cao và nâng cao giá trị của sản phẩm. Trong bài viết này, hãy cùng Tổng kho hóa chất tìm hiểu về công đoạn này như thế nào nhé !
1. Đánh bóng kim loại là gì?
– Đánh bóng kim loại là cách để làm cho độ bóng bề mặt kim loại sáng lên, tăng tính hoàn thiện và thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại. Độ bóng của kim loại khi đạt được mức độ cao nhất về tính thẩm mỹ là làm cho nó đạt đến mức độ phản chiếu như gương soi. Không còn khiếm khuyết, nâng cao được giá thành cũng như tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.
– Đây là công đoạn hoàn thiện bề mặt kim loại trước khi đưa vào quá trình xi mạ. Kim loại sau khi gia công thô có kích thước, bề mặt chưa đủ độ bóng theo yêu cầu. Do đó, cần phải qua khâu xử lý đánh bóng.
– Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của những thiết bị, máy móc, dụng cụ, thị trường đánh bóng, xử lý bề mặt kim loại cũng được yêu cầu khắt khe hơn. Đi cùng với sự phát triển hiện đại, tiên tiến của máy móc thì sản phẩm cần đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra. Các sản phẩm làm từ kim loại được đánh bóng nhôm, đánh bóng sắt, đánh bóng đồng,…được xử lý, tạo hình sáng bóng, không bị oxy hóa bởi thời gian hay điều kiện thời tiết.
2. Các phương pháp đánh bóng trong công nghiệp
2.1. Đánh bóng cơ học
– Là phương pháp sử dụng hạt mài với vận tốc quay phù hợp để tạo nên độ bóng theo yêu cầu. Các hạt mài được sử dụng phổ biến đó là Al2O3, SiO2, …
– Quá trình được thực hiện từ các hạt mài với kích thước lớn đến các hạt mài kích thước nhỏ hơn để tạo ra được bề mặt chi tiết thật nhẵn bóng. Bước cuối cùng trong đánh bóng cơ học là sử dụng các hạt siêu mịn kết hợp với các loại bánh vải, bánh nỉ để tạo nên độ bóng tiêu chuẩn.
2.2. Đánh bóng hóa học
– Để thực hiện phương pháp này, người ta ngâm/nhúng sản phẩm vào trong dung dịch đánh bóng . Hỗn hợp các hóa chất hoá học có tính tẩy rửa để làm sạch các vết ố, gỉ, xỉn màu kém sáng bóng trên bề mặt kim loại. Phương pháp này không cần nguồn điện và giá treo.
– Phương pháp này có thể xử lý những sản phẩm phức tạp, nhiều chi tiết,· mang lại hiệu quả cao. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian sử dụng ngắn. Ngoài ra, điều chỉnh dung dịch cũng sẽ khó khăn, khó kiểm soát chất lượng đánh bóng. Thường được dùng để gia công những sản phẩm trang trí. Một số sản phẩm đánh bóng hóa học có thể tham khảo như: ST-500, ST-502, ST-503,…
2.3. Đánh bóng điện hóa
– Đánh bóng điện hóa là quá trình đánh bóng chi tiết ở anod, trong một dung dịch đặc biệt. Đánh bóng điện hóa giúp xử lý bề mặt trước khi mạ, gia công lớp mạ hoặc gia công kim loại loại độc lập. Khi đánh bóng điện hóa, chi tiết kim loại là anod, catod hoặc thép không gỉ.
– Khi có điện, trên bề mặt kim loại sẽ hình thành một lớp màng, điện trở cao. Ở bề mặt lồi, mật độ dòng điện lớn, kim loại hòa tan nhanh. Ở bề mặt lõm, mật độ dòng điện thấp, kim loại hòa tan chậm.
– Phương pháp nâng cao hệ số phản quang bề mặt, được dùng để gia công tinh chi tiết kim loại…
Để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất cần phải trải qua quá trình tẩy dầu. Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại tẩy dầu phù hợp với nhu cầu người dùng bao gồm các tiêu chí về công dụng, giá thành cũng như chất lượng. Để có thể tìm được các sản phẩm ưng ý, hãy đến với chúng tôi. Các sản phẩm đánh bóng điện hóa bán chạy nhất Tổng kho hóa chất như: CS-608, T-104, T-105, T-101, …
→ Một sản phẩm đang bán rất chạy trên thị trường là sản phẩm ST-135 – đánh bóng bề mặt inox bằng phương pháp rung 3D kết hợp tính năng tẩy sạch dầu mỡ trên inox, tăng cường hiệu quả bóng chà xát, làm mềm lớp oxit trên bề mặt. Sản phẩm là một hỗn hợp axit nhẹ, có tính năng tẩy sạch, bóng inox cao, không gây biến tính bề mặt inox, không gây đen inox, tạo độ bóng sáng cao, thụ động hóa, bảo vệ bề mặt inox tốt.
Ngoài 3 phương pháp đánh bóng phổ biến nhất mà chúng tôi đề cập phía trên, còn có một số phương pháp đánh bóng khác như:
Đánh bóng siêu âm
– Sản phẩm cần xử lý được ngâm vào dung dịch mài mòn và đặt trong trường siêu âm cùng nhau. Đối với dao động siêu âm, chất mài mòn trên bề mặt sản phẩm có thể mài và đánh bóng. Lực gia công siêu âm nhỏ để không gây biến dạng của sản phẩm, nhưng việc chế tạo và lắp đặt dụng cụ rất khó khăn.
– Phương pháp siêu âm có thể kết hợp với phương pháp hóa học hoặc điện phân. Sau khi dung dịch ăn mòn và điện phân, dung dịch được khuấy và sau đó rung siêu âm được áp dụng, do đó chất tan trên bề mặt sản phẩm sẽ rời ra.
Đánh bóng chất lỏng
– Là phương pháp sử dụng chất lỏng đặt trong điều kiện chảy tốc độ cao và bề mặt rửa trôi của nó phôi đạt được mục đích đánh bóng. Trong phương pháp đánh bóng chất lỏng nó được chia thành các phương pháp khác cụ thể:
+ Phun mài mòn
+ Phun chất lỏng
+ Mài thủy động lực
Trong đó, mài thủy động lực được điều khiển bởi chất lỏng thủy lực mang môi trường mài mòn để đáp ứng qua bề mặt phôi.
Đánh bóng từ tính
– Phương pháp sử dụng dạng mài mòn từ tính bàn chải mài mòn trong từ trường của sản phẩm gia công. Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao, chất lượng tốt, dễ kiểm soát các điều kiện xử lý
Các phương pháp trên đây đều đem đến sự chính xác cao về độ nhẵn bóng bề mặt. Phù thuộc vào mục đích đánh bóng các chi tiết, bộ phận và lòng khuôn để người ta lựa chọn ra phương pháp hợp lý nhất, tối ưu nhất.
Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam – một trong những đơn vị cung cấp đa dạng các mặt hàng hoá chất hàng đầu thị trường Việt Nam. Với phương châm “ Chất lượng tốt nhất – Giá cả hợp lý – Dịch vụ đỉnh cao” cùng với đội ngũ Kỹ sư Hoá học có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và sáng tạo, chúng tôi luôn mang đến sự hài lòng cho Quý khách hàng.
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Khai Sơn, xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh
- Hotline: Ms Thúy 0349172886
- Email: info@hoachat.vn