Đánh bóng kim loại là một hình thức gia công bề mặt kim loại giúp cho bề mặt có độ đồng đều và độ nhẵn cao, nâng cao tính thẩm mỹ, chất lượng và tạo ra giá trị kinh tế cho sản phẩm đó. Đây là phương pháp sử dụng vật liệu mài để làm nhẵn các bề mặt từ đó loại bỏ các khuyết tật và trở nên phản chiếu và sáng bóng hơn, làm tăng vẻ ngoài của chúng.

  Nhiều bề mặt kim loại sẽ bị xỉn màu theo thời gian, thường là do tiếp xúc với oxy, nhiệt độ cao và quá trình sử dụng. Bề mặt phản chiếu đạt được thông qua đánh bóng kim loại không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ của bộ phận mà còn giúp ngăn ngừa sự nhiễm bẩn do ăn mòn, oxy hóa và các dạng suy giảm chất lượng khác.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BÓNG KIM LOẠI 

ĐÁNH BÓNG CƠ HỌC

Quá trình đánh bóng cơ học bao gồm việc sử dụng các hạt mài với kích thước lớn đến các hạt mài kích thước nhỏ hơn để loại bỏ các vết xước, vết rỗ, các khuyết tật khác khỏi bề mặt kim loại để tạo ra bề mặt bóng mịn. Phương pháp đánh bóng cơ học là sử dụng hạt mài với vận tốc quay phù hợp để tạo nên độ bóng theo yêu cầu. Các hạt mài được sử dụng phổ biến đó là Al2O3, SiO2, …

 Để đánh bóng siêu chính xác, có thể cần bàn xoay có khả năng quay tốc độ cao và các dụng cụ phụ trợ chuyên dụng khác. Sử dụng những loại máy quay với vận tốc quay phù hợp kết hợp với vật tư cơ: bánh nỉ, bánh nhám xếp, bánh vải… và các vật tư: lơ, sáp…. Độ ma sát giữa các vật tư và hạt mài sẽ cho ra những bề mặt sản phẩm khác nhau dạng xước, nhẵn, xước hairline…. Đôi khi các nhà sản xuất sử dụng đánh bóng cơ học như một bước sơ bộ trước khi đánh bóng điện.

Mặc dù đánh bóng cơ học là chính xác và tạo ra chất lượng cao bề mặt hoàn thiện, nhưng nó là một quá trình chuyên biệt đòi hỏi một kỹ thuật viên có tay nghề cao và hiểu biết để đạt được kết quả tốt nhất.

Hạt mài đánh bóng

Ưu điểm:

-Hợp lý về giá thành, chi phí đầu tư thấp

– Thích hợp cho đánh bóng thô.

Nhược điểm: 

– Đòi hỏi nhiều lao động, tay nghề cao

– Không áp dụng với các bộ phận dễ vỡ hoặc phức tạp  

-Có thể tạo ra độ bóng không đồng nhất hoặc thời gian sử dụng ngắn nếu không được thực hiện đúng cách. 

-Các bộ phận được đánh bóng cơ học cũng dễ bị ăn mòn hơn.

  ĐÁNH BÓNG HÓA HỌC

Khác với đánh bóng cơ học, quy trình đánh bóng hóa học đạt được bề mặt nhẵn bóng bằng cách nhúng phôi vào dung dịch hóa chất, dung dịch này sẽ hòa tan các lớp bề mặt của kim loại. Quá trình này làm mịn và đánh bóng các vết nhám vi mô trên bề mặt phôi, để lại lớp hoàn thiện như gương không có gờ, vết hơi và các hạt cực nhỏ. Đánh bóng hóa học dẫn đến việc hình thành các lớp thụ động, có nghĩa là kim loại không có các mảnh vụn và các khuyết tật bề mặt lồi lõm đến mức có thể được coi là không có ma sát.

Máy đánh bóng rung kết hợp vật mài và dung dịch đánh bóng

Ưu điểm: 

  • Có thể được sử dụng để đánh bóng các phôi và linh kiện có hình dạng phức tạp. 
  • Hiệu quả cao, cho phép nhiều phôi được đánh bóng đồng thời.
  •  Tạo ra khả năng chống ăn mòn tốt
  • Thường đòi hỏi ít đầu tư hơn vào thiết bị chuyên dụng.

 Nhược điểm: 

  • Độ sáng thường không đồng đều trên bề mặt của phôi.
  • Dung dịch đánh bóng khó đun nóng đến nhiệt độ thích hợp, khó điều chỉnh và tái tạo, và có thể thải ra các chất độc hại đến môi trường.

.ĐÁNH BÓNG ĐIỆN HÓA

Quá trình đánh bóng điện hoá hay đánh bóng điện phân có bản chất là đánh bóng hóa học có kết hợp dòng điện. Sự khác biệt chính là đánh bóng điện hoá áp dụng một dòng điện vào bề mặt của phôi để hòa tan các ion kim loại của nó vào môi trường điện phân. Việc bổ sung một dòng điện cho phép kiểm soát tốt hơn lượng kim loại bề mặt được loại bỏ. 

Đánh bóng điện hoá cũng là một phương pháp phù hợp lý tưởng để gia công các bộ phận dễ vỡ hoặc những bộ phận có hình dạng phức tạp khó đánh bóng bằng các phương pháp khác. Quá trình này cũng tạo ra các lớp thụ động trên bề mặt kim loại.

Ưu điểm:  

  •  Kim loại được đánh bóng trải qua quá trình đánh bóng điện có độ bóng cao.
  • Có thể đánh bóng bề mặt trong và bề mặt ngoài có bất kì hình dạng nào.
  • Năng suất cao
  • Có khả năng tự động hóa được quá trình gia công.

Nhược điểm: 

  • Các khuyết tật bề mặt thô ráp không thể được loại bỏ.
  • Dung dịch đánh bóng thường mang tính acid, ăn mòn, phải xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

Các hoá chất đánh bóng điện hoá inox

Hy vọng qua bài viết, Tổng kho đã cung cấp đến bạn đọc các phương pháp đánh bóng kim loại hiện này. Tuỳ vào thực tế đặc điểm sản phẩm bạn cần đánh bóng và chi phí sử dụng mà bạn lựa chon phương pháp thích hợp.

Để biết thêm thông tin chi tiết hay muốn mua bán hóa chất đánh bóng kim loại hãy liên hệ ngay với Tổng kho hóa chất Việt Nam qua số hotline : 0975488380 hoặc website của chúng tôi nhé!

 

Tác giả: Admin