Mỗi khi hè đến, điều hoà là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Sau một thời gian không sử dụng, điều hoà hoạt động kém hiệu quả đi, xuất hiện mùi khó chịu mỗi khi bật máy? Đừng lo lắng! Với một vài bước đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh điều hòa ngay tại nhà mà không cần gọi thợ chuyên nghiệp. Tổng kho hóa chất sẽ hướng dẫn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo không khí trong lành cho gia đình. Cùng bắt đầu nhé!
1. Khi nào cần vệ sinh điều hoà?
Vệ sinh điều hòa định kỳ là một việc quan trọng để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện và bảo vệ sức khỏe gia đình. Dưới đây là những dấu hiệu và thời điểm bạn cần vệ sinh điều hòa:
* Theo định kỳ:
– 6 tháng/lần: Nếu sử dụng điều hòa với tần suất trung bình, chẳng hạn như chỉ bật vào ban đêm hoặc một vài giờ mỗi ngày.
– 3 tháng/lần: Nếu sử dụng điều hòa liên tục, đặc biệt trong mùa hè hoặc trong các môi trường nhiều bụi như gần đường phố, công trường.
* Hiệu quả làm việc bất thường:
– Điều hoà làm mát yếu: Máy chạy bình thường, nhưng chỉnh về nhiệt độ thấp, vẫn không làm mát bình thường
– Xuất hiện mùi khó chịu: Mùi hôi, ẩm mốc phát ra khi bật máy
– Tiếng ồn lớn: Máy chạy kèm tiếng ồn khó chịu phát ra
- Nước chảy từ máy: Đường ống thoát nước bị tắc do bụi bẩn tích tụ sau một thời gian sử dụng
2. Các bước vệ sinh điều hoà tại nhà
Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn cần tắt điều hoà và ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
2.1. Vệ sinh mặt trước và lưới lọc
Tháo mặt nạ điều hòa: Dùng khăn ẩm lau sạch bụi và các vết bẩn trên mặt trước.
Làm sạch lưới lọc:
– Tháo lưới lọc bụi ra khỏi điều hòa.
– Rửa lưới lọc bằng nước sạch, có thể sử dụng xà phòng nhẹ để loại bỏ bụi bẩn bám lâu ngày.
– Phơi khô lưới lọc ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp.
2.2. Vệ sinh dàn nóng (cục nóng)
Bạn cần dọn sạch bụi bẩn, rác, lá cây,… nếu có xuất hiện xung quanh cục nóng điều hoà vì cục nóng máy điều hoà thường được đặt ở ngoài trời. Lấy khăn mềm lau sạch, chổi cọ để vệ sinh các bộ phận bên trong và bên ngoài của cục nóng. Sau đó, dùng máy xịt nước để làm sạch cánh quạt và các khe thoát khí.
2.3. Vệ sinh dàn lạnh (cục lạnh)
Dàn lạnh là bộ phận quan trọng nhất, nằm bên trong không gian sử dụng của điều hòa không khí. Đây là nơi thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất làm lạnh và không khí trong phòng, giúp hạ nhiệt độ không khí để làm mát không gian.
Dàn lạnh thường bao gồm các thành phần chính sau: cuộn ống đồng (hoặc nhôm), cánh tản nhiệt, quạt dàn lạnh, màng lọc không khí, khay hứng nước và ống thoát nước.
- Nhẹ nhàng mở mặt nạ phía trước và tháo lưới lọc bụi ra ngoài.
- Dùng vòi nước xịt nhẹ , và sử dụng bàn chải mềm chà nhẹ nếu bám nhiều bụi.
Tiến hành vệ sinh trên dàn ống đồng- đây là nơi cáu cặn hình thành và bám lâu ngày, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt. Bạn nên sử dụng hóa chất chuyên dụng để vệ sinh dàn lạnh để phun, quét, xịt.
Tổng kho hóa chất sẽ giới thiệu đến bạn chế phẩm vệ sinh dàn lạnh điều hòa SP-A200C1, giúp bạn để loại bỏ các chất bẩn, nấm mốc, vi khuẩn ở tấm trao đổi nhiệt nhôm/ đồng.
Với thành phần axit nhẹ, chứa chất diệt khuẩn, an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường. Bạn pha chế phẩm SP – A200C1 theo tỷ lệ với nước theo tỷ lệ thông thường là 1:2 hoặc 1:5 hoặc tùy theo mức độ bẩn.
− Phun ướt dàn lạnh bằng nước thường.
− Dùng bình xịt hoặc chổi quét, giẻ lau vào bề mặt dàn lạnh.
− Đợi khoảng 10 – 15 phút để hóa chất có tác dụng.
− Rửa kỹ bề mặt dàn lạnh bằng vòi cao áp.
- Để khô tự nhiên hoặc thổi khí.
Sau khi loại bỏ cáu cặn bạn cần:
- Tháo khay hứng nước, làm sạch cặn bẩn hoặc rêu mốc.
Sau khi các bộ phận khô hoàn toàn, lắp lại lưới lọc và mặt nạ điều hòa. Bạn hãy đảm bảo kiểm tra các bộ phận đã lắp đúng vị trí hay chưa. Kết nối lại nguồn điện và bật điều hòa để kiểm tra máy hoạt động bình thường.
Vệ sinh điều hòa tại nhà không chỉ giúp duy trì hiệu suất làm lạnh, tiết kiệm điện năng mà còn cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe gia đình bạn. Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã có thể đảm bảo điều hòa hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Đừng quên thực hiện vệ sinh điều hòa định kỳ và kiểm tra kỹ lưỡng để điều hòa luôn trong tình trạng tốt nhất.