Sơn móng tay hay sơn nail là cụm từ quá phổ biến đối với con người đặc biệt là các chị em phụ nữ, tuy nhiên trong lớp sơn với đủ màu sắc xinh đẹp ấy có thể chứa các chất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng Tổng Kho Hoá Chất tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1.Sơn móng tay (sơn nail) là gì?

Sơn móng tay là 1 loại hợp chất được sơn lên móng tay, móng chân để làm đẹp cho móng, loại mỹ phẩm này ngày nay đa số được các chị em phụ nữ yêu thích. Sơn móng tay có trạng thái lỏng sệt, được kết hợp từ nhiều loại hoá chất và chất tạo màu, được sử dụng trong làm đẹp, trang trí, hay bảo vệ lớp móng chắc khoẻ. Sơn móng tay có nhiều dạng khác nhau, từ các loại sơn màu trơn, sơn bóng, đến các loại sơn có chứa kim tuyến, hạt nhũ, hoặc các hiệu ứng đặc biệt như matte, metallic, và holographic.
Trong dung dịch sơn móng, có chứa nhiều hoá chất như các hoá chất dung môi, polymer, khi các dung môi này bay hơi đi khi sử dụng sẽ để lại 1 lớp polymer bao phủ trên bề mặt móng làm cho móng tay khi sơn không bị khô cứng.

Sơn móng tay là 1 loại hợp chất dùng để làm đẹp cho móng

2. Thành phần độc hại trong sơn móng tay

Sơn móng tay chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó một số chất có thể gây hại cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số thành phần phổ biến và nguy hiểm nhất:
Formaldehyde: Được sử dụng như một chất bảo quản và chất làm cứng, formaldehyde có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Việc tiếp xúc lâu dài với formaldehyde có thể tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường hô hấp và bạch cầu.
Toluene: Đây là một dung môi giúp sơn móng tay dễ thoa và nhanh khô. Tuy nhiên, hít phải toluene có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Tiếp xúc lâu dài với toluene có thể dẫn đến tổn thương gan và thận.
Dibutyl Phthalate (DBP): DBP được sử dụng để làm sơn móng tay linh hoạt và ít bị nứt. Chất này có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến hệ sinh sản. Đặc biệt, phụ nữ mang thai tiếp xúc với DBP có thể gặp nguy cơ cao hơn về dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Camphor: Camphor giúp tăng độ bóng của sơn móng tay, nhưng có thể gây kích ứng nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da. Triệu chứng có thể bao gồm chóng mặt, buồn nôn, và trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, co giật.

3. Ảnh hưởng của sơn móng tay đối với con người

3.1 Nấm móng

Khi sơn móng tay nhiều và thường xuyên, chúng ta rất dễ bị nhiễm các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, nấm móng do các vi khuẩn có trong dụng cụ chuyên dụng làm móng không được tiệt trùng vi khuẩn kĩ khiến các vi nấm như nấm candida hoặc trichophyton làm tổn hại. Khi bị các vi khuẩn này xâm nhập chúng sẽ khiến móng bị nấm, gây tổn thương niêm mạc vùng da, khi đó trên móng sẽ có các chấm có màu trắng đục làm tay bị sưng đỏ, nếu để lâu không được can thiệp xử lý sẽ gây viêm, chảy mủ và thối
Ngoài ra, nếu dụng cụ làm móng của các thợ nail không được tiệt trùng mỗi lần sử dụng, bạn sẽ dễ có nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài ra trong quá trình làm không cẩn thận gây chảy máu tay.

3.2 Móng dễ bị mỏng và yếu

Trong sơn móng tay có chứa hóa chất formaldehyde. Hoá chất này được cho vào sơn làm cho phần lớp sừng trở nên cứng chắc, nếu sử dụng nhiều thường xuyên móng cũng sẽ bị yếu, mỏng do tác dụng phụ khác của hóa chất. Khi formaldehyde bị dính vào lớp da dưới móng nó có thể khiến da bị kích ứng và dần dần có thể thấm vào máu dưới da. Khi không may hít phải, formaldehyde có thể làm con người tổn thương hô hấp. Và chất này cũng có khả năng gây ung thư đã được chứng minh.

3.3 Nguy hiểm cho thai nhi

Trong sơn móng tay có 1 hoá chất mà có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi phụ nữ đang có thai sử dụng chúng, đó chính là hóa chất Toluen. Nếu đang mang thai mà tiếp xúc với hóa chất này lâu ngày có thể khiến thai nhi bị dị tật hoặc tiềm ẩn nhiều bệnh khác.
Toluene là một dung môi được cho vào trong thành phần của lớp sơn, làm cho lớp sơn này bóng lên nhìn sẽ đẹp mắt, tuy nhiên nếu bạn hít ngửi phải nó cũng sẽ gây ra nguy hiểm nghiêm trọng đến cơ thể con người, nếu ngửi phải hoá chất này với nồng độ thấp và trong khoảng thời gian ít vẫn có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, Tiếp xúc lâu ngày có thể khiến phụ nữ tổn hại về đường sinh sản, sảy thai, ảnh hưởng trí nhớ, tổn thương thận và mất thính giác.
Do đó, khi mang thai, thợ sơn nail hay khách hàng cũng nên tạm dừng tiếp xúc với sơn để bảo vệ sức khoẻ được an toàn.

3.4 Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Khi sơn móng tay hoặc ngửi gần lọ sơn, bạn sẽ ngửi thấy mùi hơi hắc đặc trưng, bạn biết vì sao lại có mùi này không, đó là do trong lọ sơn móng tay có chứa thành phần triphenylphosphate. Nếu tiếp xúc lâu dài với hoạt chất này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của con người, vì nó hoạt động giống như 1 loại độc tố.
Ngoài ra, khi dung môi toluene có trong sơn bay hơi tỏa ra không khí nếu hít phải sẽ gây kích thích, cay mắt, cơ thể lâng lâng không kiểm soát.

Sơn móng tay nhiều có thể khiến móng bị mỏng và yếu hơn

3.5 Gây hại tới tim, gan, phổi

Vì trong sơn móng tay có rất nhiều các hoá chất được mix với nhau tạo thành dung dịch này, mà các hoá chất đó gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ con người, do vậy khi tiếp xúc hay sử dụng liên tục sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, tim, gan, phổi. Trong đó, hoá chất Benzen có trong lớp sơn hay nước tẩy móng một khi dây vào qua đường thở cũng thẩm thấu rất nhanh, gây hại cho gan, tủy, tế bào mỡ, ảnh hưởng tới các chất trong tủy xương, cản trở sự tạo máu. 

3.6 Nguy cơ gây ung thư

Formaldehyde là một tiền chất gây ung thư đã được khoa học công nhận, do đó nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất này, cơ thể sẽ dần dần bị nhiễm độc và mắc các bệnh ung thư gây nguy cơ tử vong cao như ung thư phổi, máu, …

Một số loại sơn móng tay giá rẻ được bán tràn lan trong các khu chợ hay cửa hàng k rõ nguồn gốc được mọi người ưa rẻ lại đẹp mắt sẽ chứa các thành phần kim loại hoặc thành phần không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng do các hóa chất có độc tố đi vào cơ thể

4. Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Mặc dù sơn móng tay có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng vẫn có những biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Chọn sản phẩm an toàn: Hãy tìm các sản phẩm sơn móng tay được gắn nhãn “3-free”, “5-free” hoặc “7-free”, chỉ ra rằng chúng không chứa một số hóa chất độc hại. Các sản phẩm này thường không chứa formaldehyde, toluene và DBP.
  • Sử dụng ở nơi thông thoáng: Khi sơn móng tay, hãy đảm bảo rằng bạn ở trong một khu vực thông thoáng để giảm thiểu việc hít phải các hóa chất bay hơi.
  • Hạn chế sử dụng thường xuyên: Cho móng tay của bạn thời gian “nghỉ” giữa các lần sơn để tránh tổn thương và cho móng có cơ hội phục hồi.
  • Đeo găng tay bảo vệ: Nếu bạn làm việc trong ngành công nghiệp làm móng, hãy đeo găng tay bảo vệ để giảm thiểu tiếp xúc với các hóa chất.
  • Chăm sóc móng đúng cách: Hãy làm sạch và dưỡng ẩm móng thường xuyên để giữ cho móng khỏe mạnh và tránh nhiễm trùng.

Sơn móng tay là một phụ kiện thời trang phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Việc hiểu rõ về các thành phần độc hại trong sơn móng tay và các biện pháp phòng ngừa có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và tận hưởng vẻ đẹp mà không lo lắng về những tác hại tiềm ẩn. Hãy chọn sản phẩm an toàn, sử dụng đúng cách và chăm sóc móng tay cẩn thận để giảm thiểu các rủi ro liên quan.

Tác giả: Admin