Trên thế giới tuần qua, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine là câu chuyện nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn của người dân trong và ngoài nước. Mời các bạn cùng Tổng kho hoá chất xem qua những dấu mốc nổi bật và ảnh hưởng của cuộc căng thẳng này.

Các sự kiện tuần qua

Ngày 21-2Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine. Các văn bản pháp lý nhanh chóng được Quốc hội Nga thông qua.

Ngày 22-2: Tổng thống Putin công nhận độc lập của DPR và LPR tự xưng; triển khai lực lượng vì hòa bình.

Ngày 24-2: Tổng thống Putin ra lệnh tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass  phía Đông Ukraine và kêu gọi quân đội Ukraine hạ vũ khí.

Ukraine cắt quan hệ với Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố: “Chúng tôi đã cắt quan hệ ngoại giao với Nga”.

Vận tải cơ An-26 Ukraine bị bắn rơi hôm 24/2. Nguồn : EhaNews

Ngày 25-2: Giao tranh đã nổ ra trên đường phố Kiev của Ukraine

Lực lượng Nga đã tiến sát thành phố và đã xảy ra giao tranh ở khu vực ngoại ô. Nga xác nhận thực hiện chiến dịch đổ bộ của lính nhảy dù tại sân bay Gostomel nằm sát thành phố Kiev. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong suốt quá trình chiếm giữ Gostomel, lực lượng đã tiêu diệt 200 thành viên các lực lượng đặc nhiệm Ukraine mà không chịu tổn thất gì.

Ukraine muốn hòa bình và sẵn sàng đàm phán với Nga, bao gồm cả về lập trường trung lập liên quan đến NATO. Tổng thống Zelensky cũng khẳng định chính quyền của ông sẵn sàng tham gia đối thoại với Nga để sớm chấm dứt cuộc tấn công hiện nay và cần sự đảm bảo về an ninh.

Hướng tiến công của Nga vào Ukraine. Nguồn: NYTimes

 Về phía Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ đã tuyên bố trừng phạt với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov vì cuộc tấn công vào Ukraine.

Nhà Trắng yêu cầu quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ 6,4 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine sau khi Nga mở cuộc tấn công vào nước này.

Mỹ và phương Tây trong ngày 25-2 tiếp tục có các động thái khác nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. EU công bố thêm hàng loạt lệnh trừng phạt nặng nề nhắm vào các ngành công nghiệp dầu mỏ, ngân hàng, công nghệ và hàng không của Nga.

Ngày 26-2, NATO sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, Ba Lan tiên phong

50 nước ra tuyên bố chung nhận định rằng Nga đã lạm dụng quyền phủ quyết khi chặn một nghị quyết lên án hành động quân sự của Nga ở Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (trong cuộc họp rạng sáng cùng ngày. Các nước tiếp tục gia tăng trừng phạt lên Nga trên nhiều lĩnh vực.

Ngày 27-2, Ukraine xác nhận thông tin giới chức nước này và Nga sẽ tiến hành đàm phán “vô điều kiện” tại Belarus.

Những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Cuộc sống người dân Ukraine

Trơng khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, miền Đông Ukraine, hàng nghìn người dân Ukraine đã rời khỏi đất nước.

Các mũi tiến công quân sự của Nga đang đẩy nhanh tốc độ về phía mục tiêu trọng yếu là thủ đô Kiev, bất chấp kháng cự dữ dội từ phía quân đội Ukraine. Cư dân ở Kiev đã được yêu cầu di chuyển nhanh chóng tới các địa điểm trú ẩn rải rác trong thủ đô đề phòng Nga mở đợt không kích.

Người dân Ukraine trong hầm trú ẩn ở Kiev. Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Đã có ít nhất 137 người Ukraine gồm cả quân nhân và dân thường thiệt mạng trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công.

Giá vàng trên thế giới

Trên thế giới, giá vàng sau khi chạm đỉnh 20 tháng ở mức 1.976 USD/ounce hôm 24/2 đã quay đầu lao dốc mạnh. Hiện giá vàng giao ngay lúc 13h30 (26/2 giờ Việt Nam) chỉ còn 1.889 USD/ounce.

Vàng đã tăng vọt và đạt mức cao nhất trong 1,5 năm là 1.976,50 USD sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào ngày 24/02. Sau đó, giá vàng thế giới đi xuống sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga – mà theo nhiều nhà phân tích là không đủ mạnh.

Giá xăng dầu vẫn ở mức tăng kỷ lục

Sau khi lập kỷ lục hơn 105 USD/thùng, giá dầu đã trượt dốc. Dù cố gắng leo dốc trở lại nhưng vào phút cuối, “vàng đen” buộc phải “đỏ” sàn. Dẫu vậy, dầu đã đánh dấu một tuần tăng giá.

Giá dầu ngày 25-2 đã giảm sau khi tăng vào đầu phiên do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu từ các lệnh trừng phạt áp lên Nga – một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của thế giới.

Diễn biến giá xăng dầu trong nước thời gian qua. Nguồn: VnExpress

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 26-2 cụ thể như sau: xăng E5 RON 92 không quá 25.532 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 26.287 đồng/lít; dầu diesel không quá 20.801 đồng/lít; dầu hỏa không quá 19.509 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.932 đồng/kg.

Các chuyên gia dự báo giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục tăng, ít nhất trong kỳ điều chỉnh sắp tới (1/3) khi giá dầu thế giới vượt 105 USD/thùng, nguồn cung trong nước thiếu hụt.

Thế giới tuần qua nổi cộm lên vấn đề xung đột Nga và Ukraine, tác động sâu sắc đến kinh tế, tài chính thế giới. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến này cụ thể giá xăng dầu tăng phân bón, nguyên phụ liệu một số ngành sản xuất quan trọng và vận tải… tăng theo.

Hy vọng với những thông tin mà Tổng kho hoá chất cung cấp, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về tình hình Nga- Ukraine tuần qua.

Tác giả: Admin