Với tình hình bệnh dịch hiện nay, chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với thuật ngữ diệt khuẩn, phun khử khuẩn trên các trang tin tức nữa. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn diệt khuẩn là gì? Các chất diệt khuẩn nào được sử dụng phổ biến hiện nay? Bài viết dưới đây, Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin cụ thể nhất cho bạn đọc về diệt khuẩn và hóa chất diệt khuẩn.
Diệt khuẩn là gì?
Diệt khuẩn/ Khử khuẩn (Disinfection) là phương pháp loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trên đồ vật, dụng cụ, nhưng không loại bỏ hẳn tất cả (không diệt được nha bào).
Người ta phân thành 3 mức độ diệt khuẩn:
- Mức độ cao (High level disinfection): là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
- Mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
- Mức độ thấp (Low-level disinfection): chỉ tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virus và nấm, không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
Những hóa chất diệt khuẩn phổ biến
Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để tiến hành khử khuẩn trong đó cách dùng hóa chất diệt khuẩn là phổ biến nhất.
Cồn hay alcohol
Chắc không ai xa lạ với chất diệt khuẩn trong các dung dịch rửa tay khô đó chính là cồn/ alcohol. Từ năm 1363, cồn đã được sử dụng với vai trò một chất diệt khuẩn.
Cồn thuộc nhóm hóa chất hữu cơ (nhóm ancol). Các chất này có tên khoa học kết thúc bằng đuôi -ol. Là một chất không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, khi cháy không có khói và xuất hiện ngọn lửa có màu xanh da trời. Nồng độ alcohol thường dùng từ 60 đến 90% có hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.
Cơ chế diệt khuẩn của cồn: làm đông vón chất protein của vi sinh vật nên chúng có khả năng diệt được các vi khuẩn, virus, nấm. Tuy nhiên, cồn không thể diệt được nha bào.
Công dụng:
- Diệt khuẩn nhiệt kế miệng hoặc nhiệt kế theo đường hậu môn, ống nghe, panh, kéo, dụng cụ soi võng mạc,…
- Sát khuẩn da, bàn tay,…
- Diệt khuẩn những bề mặt nhỏ: nắp cao su của các lọ thuốc hoặc chai đựng vắc xin; dụng cụ siêu âm hoặc các dụng cụ dùng để pha chế thuốc.
Cồn được sử dụng nhiều do có giá thành thấp, không để lại chất tồn dư trên dụng cụ (vì cồn dễ bay hơi), không có mùi độc hại, không nhuộm màu các dụng cụ… Tuy nhiên nhược điểm của chúng là không thể tiêu diệt được nha bào và một số loại vi-rút hoặc nấm, dễ cháy và có thể làm hỏng các chất nhựa và cao su.
Chlor và các hợp chất có chlor
Chất diệt khuẩn phổ biến khác chúng ta thường nghe đến từ việc khử trùng nước sinh hoạt đó là chlor và các hợp chất có chlor. Chúng có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng oxi hóa khử. Các hợp chất có chứa chlor thường được sử dụng như: Cloramin B hàm lượng 25% – 30% clo hoạt tính, Cloramin T, Canxi hypoclorit (Clorua vôi), Nước Javen (Natri hypocloride/ Kali hyphocloride),…
Cơ chế diệt khuẩn: Chlorine oxy hóa enzyme và amino acid của vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein, giảm trao đổi chất… Tương tự như cồn, chlor và các hợp chất chứa chlor có khả năng diệt được các vi khuẩn, vi-rút, nấm nhưng không diệt được nha bào;
Công dụng:
- Khử khuẩn một số loại dụng cụ, nhà xưởng, tường nhà, khử khuẩn và tẩy trắng đồ vải…
- Diệt rêu tảo nguồn nước ở hồ bơi, nước thải, khử trùng nuôi trồng thủy sản
Chor và các hợp chất chứa chlor được xếp vào chất diệt khuẩn có tác dụng trung bình, ưu điểm là giá thành không cao, có tác dụng nhanh, dễ rửa sạch, không để lại chất tồn dư gây kích ứng lên các dụng cụ, không bị ảnh hưởng bởi độ cứng của nước.
Tuy nhiên còn một số nhược điểm như khó xác định được chính xác nồng độ, thời gian diệt khuẩn của các hoạt chất này. Ngoài ra chúng còn dễ bị giảm chất lượng bởi yếu tố ánh sáng và nhiệt độ trong quá trình bảo quản, có thể ăn mòn một số kim loại và hoạt tính diệt khuẩn bị giảm khi có mặt các chất hữu cơ.
Glutaraldehyde
Chất glutaraldehyde được sử dụng nhiều với vai trò làm chất diệt khuẩn trong y tế và nhiều lĩnh vực khác. Glutaraldehyde có công thức hoá học là C5H8O2, là chất không màu, có mùi cay nồng, tan trong nước, cồn,… Glutaraldehyde trên thị trường hiện nay thường có nồng độ 40 – 50%.
Cơ chế diệt khuẩn: alkyl hóa nhóm sulfhydryl, hydroxyl, cacboxyl và amino của vi sinh vật qua đó thay đổi cấu trúc của RNA, DNA và quá trình tổng hợp protein của chúng.
Công dụng: làm chất diệt khuẩn mức độ cao và tiệt khuẩn các dụng cụ phẫu thuật (dụng cụ nội soi, dây máy thở, mặt nạ gây mê) và rất nhiều dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác…
Glutaraldehyde có ưu điểm là tác dụng diệt khuẩn mạnh với phổ rộng, không bị bất hoạt bởi chất hữu cơ, không ăn mòn nếu ở dạng kiềm; không phá hủy các dụng cụ có thấu kính, nhựa hoặc cao su. Tuy nhiên, Glutaraldehyde có tính kích ứng nên phải thường xuyên thông khí trong phòng và chúng có thể gây ăn mòn nếu ở dạng dung dịch acid.
Peracetic acid
Peracetic acid (acid peracetic hay acid peroxyacetic hay PPA) có công thức hóa học là CH3CO3H. Là hỗn hợp ổn định bao gồm peracetic acid 5%, nước, axit axetic và hydroperoxide. Peracetic acid 5% được coi là một trong những chất diệt khuẩn mạnh nhất.
Cơ chế diệt khuẩn của peracetic acid có thể giống với các chất oxy hóa, khả năng diệt khuẩn mạnh (bao gồm cả nha bào).
Công dụng: Khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn các dụng cụ nội soi, dụng cụ phẫu thuật và nha khoa và rất nhiều dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác.
Ưu điểm: Thời gian diệt khuẩn ngắn, ít độc, dễ dàng hòa tan trong nước, tự phân hủy thành axit axetic và oxy nên sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào, không gây hại cho người và môi trường. Tuy nhiên, peracetic acid có giá thành tương đối cao, có tính ăn mòn kim loại làm ảnh hưởng đến bề mặt các loại dụng cụ, kém bền, nồng độ dễ bị sụt giảm khi để bay hơi ngoài không khí.
Ortho-phthalaldehyde (OPA)
Ortho-phthalaldehyde (OPA) có công thức hóa học là C6H4(CHO)2. Dung dịch 0,55% OPA có màu xanh dương, là loại hóa chất diệt khuẩn duy nhất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là có hiệu quả diệt được tất cả các vi khuẩn, vi rút, nấm.
Cơ chế diệt khuẩn: Vì OPA là một chất diệt khuẩn mới đưa vào sử dụng nên cơ chế diệt khuẩn chưa được xác định rõ.
Công dụng: Khử khuẩn mức độ cao các dụng cụ nội soi, dây máy thở, mặt nạ gây mê và các dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác.
Ưu điểm tuyệt vời của loại hóa chất này là có thời gian khử khuẩn ở mức độ cao nhanh nhất chỉ trong vòng 5 phút, diệt hoàn toàn vi khuẩn, virus, nấm; không mùi, không kích ứng, rất ít độc vì ít bay hơi. Tuy nhiên, với công dụng diệt khuẩn tốt như vậy thì giá thành của OPA rất cao, đồng thời thời có thể bắt màu của ống soi, khay ngâm,…
Có thể bạn quan tâm:
- Dung môi là gì? Phân loại dung môi và địa chỉ bán dung môi uy tín
- Xút lỏng là gì? Đặc điểm, ứng dụng và các lưu ý khi sử dụng xút lỏng
- Dung môi hữu cơ là gì? Phân loại và các loại dung môi thường sử dụng
Iodophors
Iodophors là các hợp chất hữu cơ có chứa iode, được sử dụng từ lâu với vai trò vừa là chất diệt khuẩn vừa là chất kháng khuẩn. Chất khử khuẩn thuộc nhóm iodophors được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế là povidone – iodine (kết hợp giữa polyvinylpyroiodine và iode).
Cơ chế diệt khuẩn: Hợp chất iodophors có khả năng xâm nhập với tốc độ rất nhanh vào vách tế bào của vi sinh vật làm biến đổi cấu trúc protein và acid nucleic của vi sinh vật.
Công dụng:
- Sát trùng da trước khi phẫu thuật.
- Khử khuẩn các loại dụng cụ, vật dụng y tế như các chai cấy máu, nhiệt kế, ống nội soi, các dụng cụ dùng trong thủy liệu pháp,…
- Có khả năng diệt được virus, nấm, nha bào, trực khuẩn lao.
Iodophors có ưu điểm là ít độc, ít kích ứng, có hiệu quả diệt khuẩn nhanh. Tuy nhiên, chúng có thể nhuộm màu các dụng cụ, không bền vững với nhiệt độ và ánh sáng; phải pha loãng vì nó có khả năng ăn mòn, có thể làm hỏng các ống thông làm từ silicon.
Formaldehyde
Trong thực tiễn, chúng ta thường biết đến formaldehyde là chất bảo quản dùng để ướp xác. Formaldehyde có công thức hóa học là HCHO, có nhiều tên gọi như formol, methyl aldehyde, methylene oxide,… Formaldehyde được sử dụng dưới 2 dạng: dạng dung dịch và dạng khí. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với loại hóa chất này vì nó được xếp vào một trong các nhóm có khả năng gây ung thư.
Cơ chế tác dụng: Formaldehyde bất hoạt vi sinh vật nhờ kiềm hóa các nhóm amino, nhóm sulphydral trong phân tử protein và nitơ trong cấu trúc mạch vòng của gốc purine.
Formaldehyde là chất diệt khuẩn có giá thành thấp, ở nồng độ phù hợp chúng có khả năng tiêu diệt được nha bào. Tuy nhiên, chất này ngày càng ít được sử dụng do có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc, ở nồng độ rất thấp cũng có thể gây ra mùi khó chịu, đặc biệt nó có khả năng gây ung thư. Vì vậy, chúng không được sử dụng như một chất diệt khuẩn ở mức độ cao
Địa chỉ cung cấp chất diệt khuẩn uy tín, chất lượng
Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam là một địa chỉ uy tín chuyên phân phối cung cấp các loại chất diệt khuẩn nói riêng và như các loại hóa chất khác nói chung. Với cam kết cung cấp hóa chất theo phương châm “Uy tín – Chất lượng – Giá cả hợp lý – Gắn lợi ích của Công ty với lợi ích của khách hàng”, Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam hàng đầu trở thành một trong những đơn vị kinh doanh hóa chất uy tín hàng đầu trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp trong cả nước.
Khách hàng có bất kỳ thắc mắc liên quan đến các loại hóa chất, cần tìm hiểu để chọn mua. Hãy liên hệ ngay với Tổng Kho Hóa chất Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết hơn.
Hy vọng bài viết tổng hợp được những thông tin bổ ích cho các cơ sở hay cá nhân nào có mục đích muốn tìm hiểu và mua các loại chất diệt khuẩn uy tín và chất lượng nhất!