Chất trợ lắng là trợ thủ đắc lực dùng trong quá trình xử lý nước thải, nước hồ bơi . Để lựa chọn chất trợ lắng phù hợp với tình trạng nước thực tế, Tổng kho Hóa Chất sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại hoá chất này.

Chất trợ lắng là gì?

Chất trợ lắng (Flocculant  Chemical) là hóa chất được dùng để hỗ trợ việc tạo lắng, tạo bông keo trong xử lý nước bị đục, chứa các hạt lơ lửng không thể tự lắng hoặc lắng rất lâu. 

Những chất trợ lắng có đặc điểm đó là mang điện tích trái dấu so với các hạt cặn bẩn lơ lửng trong nước, giúp chúng có thể dễ dàng hút các loại hạt này tạo ra một khối bông keo lớn kết tủa dưới đáy. Sau đó người ta có thể tách chúng ra bằng các biện pháp lắng lọc hay tuyển nổi.

Các hoá chất trợ lắng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

1, Chất trợ lắng PAC

Hóa chất xử lý nước PAC là viết tắt của từ poly aluminium chloride – Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Đây là loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước cấp, nước thải, nước nuôi trồng thủy sản, giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus có trong nước.

Hoá chất trợ lắng PAC 30 và PAC 31

Ưu điểm:

  • PAC tăng độ trong của nước, kéo dài chu kỳ lọc và tăng chất lượng nước sau lọc một cách hiệu quả.
  • Không gây ăn mòn thiết bị
  • Dễ hòa tan trong nước, thời gian keo tụ nhanh
  • Liều lượng sử dụng hóa chất PAC thấp, bông cặn to, dễ lắng.
  • Sử dụng đơn giản, không cần đến các thiết bị hỗ trợ, không cần hoặc dùng đến rất ít các chất hỗ trợ.
  • Vận chuyển và bảo quản dễ dàng

Nhược điểm

  • Hiệu quả nhanh khi sử dụng với liều lượng thấp tuy nhiên nếu quá liều sẽ làm hạt keo tan ra ảnh hưởng đến khả năng lắng cặn của sản phẩm.
  • Đặc tính háo nước, hút ẩm do đó khi bảo quản cần lưu ý lựa chọn khu vực khô ráo, thoáng mát.

2, Chất trợ lắng Polymer

Chất trợ lắng Polymer là loại hóa chất được ứng dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước thải và nước cấp.

Polymer hay Polyme là khái niệm được dùng cho các hợp chất cao phân tử (hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản).

Trong quá trình sử dụng, chúng có nhiệm vụ làm tăng khả năng của quá trình keo tụ tạo bông trong thành phần nước, đem đến hiệu quả lắng đọng cao.

Cơ chế quá trình tác động của hóa chất Polymer đó là sự trung hoà điện tích giữa các hạt lơ lửng trong thành phần nước thải và các phân tử, các hạt mang điện tích dấu trọng polymer. Hoá chất trợ lắng thường chia làm 2 nhóm chính.

POLYMER CATION POLYMER ANION
  • Phân tử mang điện tích dương
  • Phân tử mang đích âm
  • Phù hợp với những mẫu nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, nước có độ pH<7.
  • Phù hợp dùng để xử lý bùn thải, loại bỏ bùn cũng như xử lý nước thải công nghiệp.
  • Phù hợp với những mẫu nước thải có độ đục, hàm lượng ion kim loại cao, nước có độ PH > 7.
  •  Phù hợp với các tầng mặt nước chứa nhiều ion kim loại dương như: Mn, Fe,…
  • Thường dùng Polymer Cation KMR C1492

Polymer xử lý nước thải thường ở dạng hạt khô hoặc dạng lỏng. Các polymer lỏng thường ở dạng nhũ tương và chứa chất hoạt động bề mặt. Polymer rắn và lỏng ở nồng độ khác nhau quyết định đến hiệu quả lắng

Ưu điểm 

  • Có hiệu suất xử lý nước cao, chỉ với một liều lượng nhỏ là đã có thể làm nước trong vắt.
  • Khả năng tạo lắng đọng nhanh tương đồng với hóa chất PAC.
  • Không làm thay đổi giá trị thành phần pH trong nước (Vì chúng không bị thủy phân)
  • Làm khô bùn hiệu quả sau khi xử lý
  • Loại bỏ được phosphate trong nước thải
  • Cách dùng, xử lý bảo quản, vận chuyển khá thuận tiện, dễ dàng.
  • Không hề gây độc hại cho vi sinh vật có trong thành thần nước

Nhược điểm

  • Giá thành hơi cao
  • Khí dùng quá liều sẽ tạo độ nhớt trong nước.

3, Chất trợ lắng Phèn nhôm

Phèn nhôm đóng vai trò làm chất kẹo tụ trong xử lý nước cấp, nước sinh hoạt, nước thải, nước hồ bơi,…. Nó làm lắng các cặn bẩn nhờ phản ứng trao đổi tạo thành kết tủa với các hydroxit lơ lửng trong nước để làm trong nước.

Ưu điểm 

  • Về bản chất: Nhôm có điện tích 3+, có hiệu quả keo tụ thuộc loại cao nhất (quy tắc Shulz-Hardy) trong số các loại muối ít độc hại mà loài người biết.
  • Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường và khá rẻ.
  • Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản, dễ kiểm soát, phổ biến rộng rãi.

Nhược điểm 

  • Làm giảm đáng kể độ pH, phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
  • Khi quá liều lượng cần thiết thì hiện tượng keo tụ bị phá huỷ làm nước đục trở lại.
  • Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng.
  • Hàm lượng Al dư trong nước > so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể lớn hơn tiêu chuẩn với (0,2mg/lit).
  • Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và ko tan cùng các kim loại nặng thường hạn chế.
  • Ngoài ra, có thể làm tăng lượng SO42- trong nước thải sau xử lí là loại có độc tính đối với vi sinh vật.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua hoá chất để phục vụ trong quá trình xử lý nước với chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất và dịch vụ bán hàng minh bạch, hãy đến với Tổng Kho Hoá chất. Tại đây, chúng tôi cung cấp cho bạn các hoá chất xử lý nước, hóa chất trợ lắng….

Tổng Kết

Qua bài viết trên Tổng Kho Hóa Chất đã chia sẻ những thông tin cần thiết về hóa chất trợ lắng trong xử lý nước thải. Hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

TỔNG KHO HÓA CHẤT VIỆT NAM

Địa chỉ:

– Hà Nội: Số 4, Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Bắc Ninh: KCN Thuận Thành 3, Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh.

Hotline: 0961370006

 

Tác giả: Admin