Các biện pháp an toàn cháy nổ khi sử dụng dung môi là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần quan tâm khi tiếp xúc với loại hợp chất hóa học này. Việc hiểu biết rõ bản chất của dung môi cũng như cách sử dụng đúng và an toàn rất cần thiết. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các biện pháp an toàn cháy nổ khi sử dụng dung môi.
Một số loại dung môi dễ cháy nổ
Dung môi dễ cháy
Hầu hết các loại dung môi đều mang tính chất dễ cháy hoặc vô cùng dễ cháy, tùy thuộc vào đặc tính dễ bay hơi của từng chất. Ngoài ra, dung môi khi kết hợp cùng với không khí sẽ tăng cường tính dễ cháy lên gấp nhiều lần. Vì vậy, luôn sử dụng dung môi trong môi trường kín hạn chế không khí để phòng tránh tối đa nguy cơ bắt cháy.
Dung môi dễ cháy
Dung môi khi bay hơi có khối lượng riêng nặng hơn không khí, không dễ bị pha loãng, nếu cháy sẽ rất khó khắc phục và dập tắt. Các loại dung môi dễ cháy điển hình có thể kể đến là:
- Dung môi Diethyl Ether: đây là một dung môi từng được sử dụng để gây mê cho các bệnh nhân khi phẫu thuật. Tuy nhiên bản tính của Diethyl Ether gây độc và các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nên đã bị loại bỏ. Diethyl Ether có nhiệt độ bắt cháy rất thấp, vì vậy khi sử dụng phải tránh xa các nguồn nhiệt thấp nhưng đủ nóng để bắt cháy với Diethyl Ether.
- Dung môi Carbon Disulfide: Là một chất không màu và có mùi giống như ete, thường được sử dụng trong việc tổng hợp các chất hữu cơ cấp công nghiệp. Nhiệt độ dễ bắt cháy của Carbon Disulfide là dưới 100 độ C, do đó rất dễ bắt cháy khi tiếp cận gần những nguồn nhiệt bình thường như hơi nước sôi, bóng đèn, các thiết bị sưởi ấm đều có khả năng đốt cháy dung môi này.
Dung môi dễ nổ
Các loại dung môi dễ nổ có chung tính chất đó là đều có khả năng sản sinh Peroxide hữu cơ. Đây là một loại hợp chất hữu cơ rất dễ phát nổ khi tiếp xúc với oxi và ánh sáng bên ngoài thông thường.
Dung môi dễ nổ Methylene Chloride (MC)
Hai loại dung môi có thể sản sinh peroxide hữu cơ tiêu biểu có thể kể đến là ete Diethyl và Tetrahydrofuran (hay còn gọi tắt là THF). Thông thường, THF có khả năng tạo ra peroxide mạnh hơn Ete Diethyl.
Ngoài ra, Diisopropyl Ether cũng là một dung môi thuộc dạng ete rất dễ phát nổ không kém Ete Diethyl và Tetrahydrofuran (THF).
Biện pháp phòng ngừa và thực hành khi tiếp xúc với dung môi
Đầu tiên, chúng ta phải nói đến những luật an toàn được quy định tại nơi làm việc. Việc tuân thủ những quy luật này đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như cho những người khác.
Luôn tuân thủ biện pháp an toàn khi dùng hóa chất bằng cách mang các vật dụng bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, mắt kính hoặc thậm chí là đồ bộ sinh hóa chuyên dùng cho các hoạt động khử trùng hóa học. Việc đeo hoặc mặc cái loại trang bị này sẽ giúp bảo vệ an toàn cho bản thân, hạn chế tối đa cơ thể tiếp xúc với hóa chất cũng như hít phải khí hóa chất gây nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian dài.
Trước khi sử dụng và thao tác với các hóa chất như dung môi, người dùng cẩn phải lường trước và tính toán về các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, từ đó đưa ra những phương án dự phòng hợp lý để khắc phục ngay khi có sự cố.
Trước khi sử dụng phải đảm bảo lấy đúng loại dung môi có đúng loại tem nhãn phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ. Không sử dụng những bình hoặc vật chứa hóa chất cũ kỹ, không rõ nhãn mác hoặc nhãn mác không đọc được.
Báo cáo ngay cho người có thẩm quyền quản lý các loại dung môi và hóa chất về những vật chứa có nhãn mác bị mờ để xác định và thay thế nhãn mác nhanh chóng.
Chỉ sử dụng dung môi đúng mục đích phục vụ cho công việc, không sử dụng cho mục đích khác (tẩy rửa móng tay, rửa tay, v.v…)
Không ăn uống trong khu vực làm việc tiếp xúc với hóa chất. Dung môi là một chất dễ bay hơi, vì vậy có thể gây ngộ độc khi ngồi ăn gần dung môi và hít phải khí của dung môi tỏa ra.
Khi sử dụng xong, phải đậy nắp các loại vật chứa hóa chất đúng cách, kín đáo. Bảo quản các bình hoặc chai đựng dung môi ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp có thể phát sinh ra nhiệt lượng và gây cháy nổ.
Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ, sau khi tiếp xúc với hóa chất, mặc dù người dùng có đeo và mang các loại quần áo và vật dụng bảo hộ nhưng vẫn nên đi tắm rửa sau khi sử dụng.
Giữ nơi làm việc ngăn nắp, sắp xếp các loại hóa chất và dung môi theo từng nơi riêng biệt để tránh tình trạng rối loạn khi sử dụng gây nguy hiểm đến tính mạng và người khác.
Không để trẻ em đi vào nơi làm việc có mặt hóa chất dung môi bởi trẻ chưa thể hiểu được dung môi là gì và nguy hiểm ra sao. Để dung môi tránh xa tầm tay của trẻ em để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện sức khỏe có bất kỳ điều gì bất thường sau khi sử dụng dung môi.
Xử lý trong các trường hợp khẩn cấp
Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ
- Khi xảy ra hỏa hoạn hoặc cháy nổ do dung môi gây ra, lập tức cắt nguồn điện tại nơi làm việc để tránh gây ảnh hưởng tới nguồn điện và tránh việc cháy nổ càng thêm khi dây điện bị cháy.
- Lập tức dùng các biện pháp phòng cháy chữa cháy thông thường như bình xịt cứu hỏa, dùng cát để dập khu vực cháy.
- Dùng vòi chữa cháy chuyên dụng hoặc bình xịt để dập tắt ngay lượng dung môi đang cháy.
- Gọi ngay lực lượng cứu thương để đưa người bị nạn vào các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu nếu có.
- Liên lạc lực lượng phòng cháy chữa cháy để có mặt kịp thời dập tắt đám cháy và đảm bảo an toàn bằng nghiệp vụ chuyên nghiệp.
Khi xảy ra trường hợp rò rỉ hoặc bể vỡ
- Đối với các trường hợp xảy ra rò rỉ dung môi hoặc vật chứa dung môi bị bể vỡ. Chúng ta có thể khắc phục ngay bằng cách báo cho người quản lý các loại dung môi đã nói trên. Và bắt đầu triển khai các biện pháp dọn dẹp và đảm bảo an toàn chung.
- Di dời ngay các vật chứa dung môi bị rò rỉ đến một nơi khác để tiến hành chiết dung dịch sang một vật chứa khác. Đồng thời làm công tác dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ lượng dung môi bị rò rỉ bằng cách xịt vòi nước cho đến khi dung môi bị rửa trôi đi.
- Dùng các loại đồ dùng dọn dẹp chuyên dụng như xẻng và thùng rác để đựng những mảnh vỡ của bình chứa dung môi. Sau đó dùng vòi xịt nước cao áp hoặc thông thường để dội đi lượng dung môi ra bên ngoài đồng thời làm loãng dung môi để không gây hại tới môi trường và hạn chế cháy nổ.
- Khi dọn dẹp tuyệt đối phải mặc các loại đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn khỏi việc hít phải khí dung môi độc hại và dung môi tiếp xúc với da.
Biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc trực tiếp với dung môi
Khi các bộ phận của cơ thể hoặc vùng da tiếp xúc với loại hóa chất dung môi, cần phải lập tức ngừng công việc và rửa vùng da hoặc bộ phận cơ thể dưới vòi nước liên tục trong vòng từ 15 – 20 phút nhằm loại bỏ và rửa trôi hoàn toàn dung môi tồn tại trên bề mặt da.
Đối với các trường hợp hít phải khí do dung môi tỏa ra, sau đó có biểu hiện khó thở, ho và chóng mặt. Cần đưa ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời đảm bảo an toàn sức khỏe.
Dung môi có nhiều ứng dụng quan trọng đối với con người, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực hiện đúng các biện pháp an toàn cháy nổ khi sử dụng dung môi sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa những tai nạn lao động, rủi ro sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về các biện pháp an toàn cháy nổ khi sử dụng dung môi.