Dung môi pha mực in là một loại hợp chất có tính trung hòa, thường được sử dụng để pha chế cũng như điều chỉnh các tính chất của các loại mực in khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Dung môi pha mực in được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem công dụng của chúng ra sao và có những loại dung môi pha mực in nào?

Dung môi pha mực là gì? Ứng dụng của dung môi pha mực

Dung môi pha mực in là một loại hóa chất có trạng thái lỏng, rắn hoặc khí dùng cho việc hòa tan các dung môi khác để tạo thành một loại dung dịch có thể hòa tan được dưới một điều kiện nhất định với một nhiệt độ được quy định. 

Ở đây chúng ta đang nói tới đó là mực in dùng cho các máy in công nghiệp có kích cỡ lớn hoặc các máy in nhỏ gọn dùng trong các văn phòng doanh nghiệp. Ngoài ra, các loại sơn móng tay, sơn tường dùng trong xây dựng, hoặc các loại keo có tính chất kết dính và đậm đặc cũng được pha chế cùng với dung môi pha mực in.

Mực in trong công nghiệp

Dù được rất nhiều ngành công nghiệp sử dụng, nhưng loại hóa chất này được ứng dụng nhiều nhất và phổ biến nhất vào lĩnh vực sản xuất mực in. Với nhiệm vụ pha loãng hoặc bổ sung các tính chất cho mực như điều chỉnh độ nhớt, độ đặc, độ bám dính, trạng thái lưu biến của mực in, tăng độ bóng và độ sáng của bề mặt mực… Sau khi dung môi pha mực in được hòa tan với dung dịch mực cần dùng, thì loại mực của bạn sẽ có được độ đặc hoặc loãng phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ in khác nhau tùy thuộc vào các loại thiết bị in ấn mà bạn đang sử dụng.

Tại sao cần sử dụng dung môi pha mực in?

Dung môi pha mực in được ra đời với vai trò làm loãng những chất hoặc dung dịch có tính chất đậm đặc. Giống như đối với các loại sơn cũng cần một loại dung môi để pha loãng thì mới có thể sử dụng để sơn các vật dụng hoặc nhà cửa được. Cách sử dụng dung môi pha loãng mực in phụ thuộc vào tình trạng mực mua về và nhu cầu của mỗi người.

Đối với mực in cũng vậy, một số loại mực in khi mua về nguyên gốc vẫn còn rất đậm đặc, cần phải pha loãng để tránh lãng phí cũng như tránh tắc nghẽn ống mực khi sử dụng. Ngoài ra, các loại tài liệu hoặc hình ảnh khác nhau khi in ra cũng yêu cầu các loại mực khác nhau. Vì vậy, dung môi pha mực đã ra đời nhằm giúp hòa tan và điều chỉnh tính chất của mực để phù hợp với mục đích sử dụng. 

Hiện nay, các loại mực dùng để sản xuất trên thị trường mà chúng ta có thể kể đến đó là mực in, mực in phun, mực viết máy, mực viết bi, mực gel, và kể cả các loại keo, hồ dán, dung dịch rửa móng tay, và một vài chất sử dụng trong ngành y tế mà các bệnh viện thường sử dụng.

4 Loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi Ethyl acetate (EA)

Đây là một loại dung môi có đặc tính hóa học không màu, có mùi quả ngọt rất thú vị, đặc trưng cho chất este. Thành phần của hợp chất này bao gồm este, polystyrene, polyvinyl chloride, cao su clo hóa chất, các chất nhựa khác và là dung môi cho Nitrocellulose.

Dung môi này có thể hòa tan trong ether, alcohol và tan ít trong nước. Ethyl Acetate được đa số người dùng đánh giá cao hiện nay vì mang lại hiệu quả cao với chi phí sử dụng thấp, ít độc tính và có mùi dễ chịu, thân thiện với con người. Ngoài ra, dung môi này còn được ứng dụng trong việc sản xuất dung dịch rửa móng tay, keo dán, sản xuất thuốc lá và cả dược phẩm.

Ethyl-Acetate-C4H8O2

Dung môi EA pha mực in

Dung môi Butyl Carbitol (BC)

Loại dung môi này có tính chất trung tính, không màu, trong suốt và có nhiệt độ sôi cao, có thể dễ dàng hòa tan với nước và các loại dung môi hữu cơ khác. Ngoài ra, Butyl Carbitol còn có tính chất dễ pha loãng, tốc độ bay hơi chậm, có mùi nhẹ nhàng và độ nhớt thấp. Loại dung môi này được dùng để sản xuất mực in lụa, mực viết bi, mực đóng dấu và mực để nhuộm vải sợi.

Dung môi Xylene

Xylene là một dung môi có đặc tính là chất lỏng không màu, trong suốt và độ bay hơi vừa. Xylene có thể hòa tan dễ dàng với cồn, ether, dầu thực vật và hầu hết các dung môi hữu cơ khác nhưng không tan trong nước.

Xylene được ứng dụng trong việc sản xuất các loại sơn phủ bề mặt vì nó có tốc độ bay hơi chậm và khả năng hòa tan tốt, đặc biệt là khi sơn vỏ tàu biển, sơn mài và sơn bảo vệ các đồ vật và vật dụng khác. Không chỉ được sử dụng trong việc pha loãng mực, Xylene còn được dùng để sản xuất nhựa, thuốc trừ sâu và keo dán.

Xylene (Xylen)-C8H10

Dung môi Xylene (Xylen)-C8H10

Dung môi DEG – DIETHYLENE GLYCOL

DEG là dung môi có công thức hóa học là C4H10O3 và là một chất lỏng trong suốt, có tính bay hơi cao, có thể hút ẩm, nhiệt độ sôi cao và có mùi đặc trưng có thể nhận biết dễ dàng. Ngoài ra, vị của dung môi này khá đắng, nhưng khi được pha loãng thì có vị ngọt nhẹ.

 

DIETHYLENE GLYCOL được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất mực in, mực nhuộm quần áo, mực viết và mực tàu. Bên cạnh đó DEG còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sơn và nhiều ngành nghề hóa chất khác.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng dung môi pha mực in

Dung môi mực in tuy là một hợp chất hóa học thân thiện với con người vì được sử dụng để điều chế sơn móng tay và dung dịch tẩy sơn móng. Tuy nhiên, bất kỳ hóa chất nào cũng có độc tính riêng của nó. Vì vậy, khi sử dụng các loại hóa chất, không chỉ dung môi pha mực in nhưng tất cả những hợp chất hóa học khác đều cần sự cẩn trọng và đảm bảo an toàn.

an toàn khi sử dụng hoá chất

An toàn khi sử dụng hoá chất 

Để đảm bảo được an toàn sức khỏe, tránh để lại các di chứng do hóa chất để lại, cũng như bảo vệ cho những người xung quanh và đảm bảo hiệu quả sử dụng dung môi. Bạn cần phải lưu ý những điều sau khi sử dụng và sau khi sử dụng dung môi pha mực in:

  • Sử dụng các vật dụng bảo vệ da khỏi tiếp xúc với dung môi như găng tay, áo tay dài, khẩu trang, mắt kính và mũ, nón nếu cần thiết.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp chất dung môi gốc với các vùng da trên cơ thể.
  • Tuyệt đối không được để hóa chất bắn vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Không ăn uống, hút thuốc gần với dung môi.
  • Không để dung môi mở nắp trong thời gian dài, vì sẽ gây bay hơi và mất đi hiệu quả sử dụng của dung môi.
  • Bảo quản dung môi ở nơi thoáng mát, đậy nắp thật kỹ, thật kín để dung môi không bay hơi.
  • Tránh bảo quản dung môi ở những nơi có nhiệt độ cao, những nơi ẩm ướt và ẩm thấp.
  • Nếu bị dung môi bắn lên người, quần áo, lập tức ngưng việc sử dụng dung môi và cởi bỏ quần áo, và tắm rửa để tẩy sạch vùng da bị thấm dung môi.
  • Nếu bị bắn vào mắt, lập tức rửa sạch mắt dưới vòi nước trong vòng 15 phút, sau đó nhỏ thuốc nhỏ mắt, sau đó lại tiếp tục rửa sạch.
  • Nếu sau khi sử dụng dung môi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sức khỏe bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin về các loại dung môi pha mực in phổ biến chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức bổ ích.

Tác giả: Admin