Đánh bóng kim loại là một phương pháp loại bỏ các khuyết tật trên thân của các đồ vật bằng kim loại, khiến chúng trở nên phản chiếu và sáng bóng. Bên cạnh làm tăng tính hoàn thiện và thẩm mỹ cho sản phẩm, đánh bóng giúp loại bỏ quá trình oxy hóa và ngăn ngừa sự ăn mòn, nâng cao chất lượng bề mặt kim loại. Hôm nay, Tổng kho sẽ giới thiệu một trong những phương pháp đánh bóng hiệu quả trong công nghiệp – Đánh bóng rung

1.Phương pháp đánh bóng rung 3D là gì?

Đánh bóng rung hay đánh bóng rung 3D, đánh bavia là phương pháp đánh bóng hiệu quả trong nghiệp, sử dụng máy đánh bóng rung kết hợp với dung dịch đánh bóng.Thiết bị có động cơ quay gắn với búa văng lệch tâm làm cho máy chuyển động tịnh tiến, rung xóc theo hình xoắn ốc tạo ra ma sát giữa vật liệu mài mòn và vật dụng kim loại cần đánh bóng

Khi sử dụng người ta kết hợp với hoá chất đánh bóng giúp tẩy sạch dầu, tẩy gỉ, làm trơn bề mặt hạt mài, không gây kết dính giữa hạt mài và sản phẩm. Vì thế, hiệu quả đánh bóng cao hơn, giúp bề mặt sản phẩm kim loại đẹp và hoàn hảo hơn.

Đây là phương pháp có thể xử lý bề mặt cho nhiều sản phẩm, chi tiết  kim loại khác nhau như đồng, nhôm, kẽm, inox…Tuy nhiên, phương pháp sẽ phù hợp đối với các chi tiết bé.

Chi tiết inox sau khi sử dụng đánh bóng rung

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp 

Ưu điểm:

  •  Giúp làm trơn bề mặt hạt mài, không gây kết dính các hạt mài vào sản phẩm, hòa tan tốt trong nước. Thích ứng với các hạt mài bằng inox, ceramic, đá. 
  • Giúp tẩy sạch, sáng, bóng bề mặt, không gây ra các biến tính bề mặt, không làm đen hay xỉn kim loại;  giúp tạo ra độ sáng cao trên bề mặt kim loại; thụ động hóa, bảo vệ tốt bề mặt kim loại. Sản phẩm sau khi đánh bóng sẽ đạt được độ bóng cao, bề mặt sạch dầu và gỉ.
  • Có thể kiểm tra chất lượng bề mặt chi tiết, lấy chi tiết dễ dàng
  • Đánh bóng rung khá nhanh gọn mà không cần tốn nhân công để phục vụ công việc đánh bóng sản phẩm

Nhược điểm: 

  • Phương pháp chỉ hiệu quả với các chi tiết có kích thước và hình dạng nhỏ, không phức tạp như ốc vít, lò xo, chi tiết cửa, ….

Hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất cơ khí hay các xưởng đúc dập kim loại đều sử dụng phương pháp rung. Bởi vì chất lượng sản phẩm đầu ra khi sử dụng máy đánh bóng rung đạt được độ bóng cao và chất lượng bề mặt, có thể đáp ứng được sản lượng sản xuất công nghiệp.

3. Quy trình chung của phương pháp đánh bóng rung

Để có thể đánh bóng được bạn cần chuẩn bị:

– Sử dụng máy đánh bóng lồng quay, máy đánh bóng rung.

– Đá đánh bavia, đá bi sứ: mỗi loại đá phù hợp với mỗi loại vật liệu khác nhau, tùy theo từng nhu cầu. Thông thường chúng ta sử dụng đá bavia thô và tinh nhưng có một số sản phẩm thì cần thêm bi sứ.

-Các loại hóa chất: nước, dung dịch đánh bóng phù hợp.

Quy trình thực hiện

4. Lưu ý khi đánh bóng bằng rung 3D

Hiệu quả đánh bóng được quyết định bởi  với hình dạng, kích thước, tốc độ quay của thùng quay, hạt mài, tính chất dung dịch, nguyên liệu và hình dáng sản phẩm.

4.1. Máy đánh bóng

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại máy đánh bóng chính: loại có sàng tách sản phẩm và loại không có sàng tách sản phẩm.

Máy rung tách sản phẩm thu hồi vật liệu mài và sản phẩm dễ dàng, vệ sinh tiện lợi sau khi đánh bóng xong sản phẩm. Vật liệu mài và sản phẩm được phân tách trên kích thước khác nhau.

Ngoài ra, máy đánh bóng còn chia ra dạng ống và dạng bát. Dạng ống có tốc độ gia công nhanh, không hạn chế kích thước chi tiết. Dạng bát có tốc độ gia công trung bình, bề mặt sạch bóng đẹp hơn.

4.2. Thông số kỹ thuật của máy

Khi sử dụng phương pháp này, người dùng cần quan tâm đến tần suất rung và biên độ rung. Tần suất rung thông thường là 20 – 30 Hz, biên độ rung là 3 – 6 ram. Đánh bóng rung không thích hợp với các chi tiết gia công chính xác và bề mặt nền quá thô

4.3. Dung dịch đánh bóng 

Dung dịch đánh bóng là những chất hoá học trung tính, axit hoặc kiềm yếu, ví dụ như chi tiết sắt thép, đồng và hợp kim đồng khác thì dùng dung dịch trung tính hoặc kiềm yếu, có chất hoạt động bề mặt thích hợp. Khi đánh bóng, chúng có các tác dụng sau:  

Làm sạch bề mặt hạt mài và chi tiết. 

Làm trơn bề  mặt hạt mài và chi tiết hạt mài không kết dính. 

Có tác dụng thụ động hóa. chi tiết và hạt mài không bị gỉ.

Chế phẩm đánh bóng chống gỉ nhôm ST-132

4.4. Hạt mài 

Đánh bóng rung thường gia công ướt. Hỗn hợp mài bao gồm: hạt mài, dung dịch đánh bóng và nước. Khi gia công chi dùng một loại hạt mài. 

Do nguyên liệu, hình dáng và chất lượng độ bóng của sản phẩm mà chọn kích thước, hình dáng và loại hạt mài. Những chi tiết là kim loại dùng hạt mài cứng, những chi tiết dẻo dùng hỗn hợp mài cứng và hạt mài động thực vật. Những chi tiết yêu cầu chất lượng cao dùng hạt mài tròn bóng. Những chi tiết có hình dáng phức tạp dùng một số hỗn hợp mài kích thước khác nhau. Những chi tiết có lỗ không dùng hạt mài có kích thước gần với lỗ để phòng bịt kín lỗ.

Bi đánh bóng là vật liệu mài mòn phụ trợ đánh bóng. Khi dùng kết hợp với máy đánh bóng rung và dung dịch đánh bóng, nó có tác dụng mài nhẵn và tăng độ sáng bóng cho sản phẩm. Các loại bi đánh bóng được sử dụng phổ biến là bi thép, bi inox, bi sứ, …  Vì có nhiều ưu điểm: chịu được các loại dung dịch đánh bóng có độ axit cao, ít tiêu hao bề mặt và đảm bảo hiệu quả đánh bóng.nên bi inox đánh bóng thường được ưu tiên sử dụng

Trên đây là một số thông tin hữu ích về phương pháp đánh bóng rung mà Tổng kho hoá chất đã tổng hợp được. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp này và có nhu cầu mua hoá chất rung bóng, vui lòng liên hệ hotline: 0975488380Ms Thiện

 

Tác giả: Admin