DAP (diammonium phosphate)

Liên hệ

Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam
Danh mục: Chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K, Phân bón

DAP viết tắt của từ Diamoni phosphat là muối amoni photphat, tan trong nước được sản xuất bằng cách Amoniac phản ứng với acid phosphoric.

DAP (diammonium phosphate) – (NH4)2HPO4

– Công thức hóa học: (NH4)2HPO4
– Quy cách: 25kg/bao
– Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc…
– Ngoại quan: dạng hạt màu vàng, màu xanh, màu nâu hoặc màu trắng
– Một số tên gọi khác: Amoni monohydrogen phosphate, Amoni phosphate dibasic

1. Phân DAP là gì?

DAP viết tắt của từ Diamoni phosphat là muối amoni photphat, tan trong nước được sản xuất bằng cách Amoniac phản ứng với acid phosphoric. Chất rắn Diamoni phosphat dưới áp lực phân ly của Amoniac theo phương trình sau:
(NH4)2HPO4(r) ⇌ NH3(k) + NH4H2PO4(r)
log PmmHg = −3063 / T + 175 log T + 3.3
Trong đó:
P: áp suất ly khai của Amoniac
T: Nhiệt độ tuyệt đối (K)
ở 100 °C, áp lực phân ly diamoni phosphat ~ 5 mmHg

Dây chuyền sản xuất phân bón DAP Lào Cai

2. Thành phần và tính chất của phân bón DAP

2.1. Thành phần có trong phân DAP

Hàm lượng Nitơ: 16%
Hàm lượng P2O5: 45%
Độ ẩm: ≤ 2,5%
Kích thước hạt: 2-4mm
Hàm lượng Cd: ≤ 12mg/kg

2.2. Tính chất lý hoá của phân bón DAP vật lý hoá học

Khối lượng mol: 132.06g/mol
Khối lượng riêng: 1.619 g.cm3
Điểm nóng chảy: 155 °C
Độ hòa tan trong nước: 57.5 g/100 mL (10 °C). 106.7 g/100 mL (100 °C)

3. Phân loại phân bón DAP

Phân bón DAP có thể coi là phân vô cơ hỗn hợp.
Phân hỗn hợp là loại phân tạo bằng cách trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau theo tỷ lệ cơ giới và đều đặn. Phân tổng hợp hay phân hỗn hợp có các tỷ lệ N,P,K phù hợp ngoài ra còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
Phân DAP được sản xuất bằng cách trộn sunphat amon và supe lân kép. Do đó phân có hàm lượng lân cao, thích hợp sử dụng cho các vùng đất bazan, phèn.
Phân DAP được sử dụng để bón lót hoặc bón thúc cho các loại cây trông khác nhau. Phân DAP thường được sử dụng trong giai đoạn cây kiến tạo bộ rễ và ra chồi đâm nhánh mới cho cây ăn trái và rau lá.
Trong thành phần của phân DAP có đạm, lân, những chất này rất dễ tiêu trong đất và không làm chua đất. Trên thị trường có nhiều loại phân DAP có xuất xứ khác nhau như: DAP Mỹ, DAP Trung Quốc, DAP Philipin. Tuỳ từng loại cây mà người canh tác sử dụng các loại phân DAP khác nhau. Phân DAP mau tan dùng để tưới bổ sung cho cây, còn phân DAP chậm tan dùng để bón gốc cho cây hấp thụ từ từ.

Khả năng trộn lẫn các loại phân:

  Sunphat đạm, clorua đạm, phôtphat đạm Nitrat đạm

 

Đạm urê

 

Supe lân

 

Apatit, phosphorit

 

Tecmô phôtphat

 

Clorua kali

 

Sunphat kali

 

DAP

 

Vôi, tro

 

Sunphat đạm, clorua đạm, phôtphat đạm  +

 

+

 

+

 

 

 

 

+

 

0

 

0

 

0

 

Nitrat đạm  +

 

+

 

 

 

 

 

 

0

 

0

 

0

 

Urê  +

 

 

+

 

+

 

 

 

 

0

 

0

 

 

Supe lân 

 

 

+

 

+

 

 

 

 

0

 

+

 

0

 

Apatit, phosphorit 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

+

 

0

 

Tecmô phôtphat 

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

0

 

Clorua kali  +

 

 

 

 

 

 

+

 

 

+

 

 

Sunphat kali  0

 

0

 

0

 

0

 

 

 

 

+

 

0

 

0

 

DAP  0

 

0

 

0

 

+

 

+

 

 

+

 

0

 

+

 

0

 

Vôi, tro  0

 

0

 

 

0

 

0

 

0

 

 

0

 

0

 

+

 

Phân chuồng  0

 

0

 

  +

 

+

 

0

 

+

 

+

 

+

 

+

 

Chú thích:

  • Trộn được: kí hiệu +
  • Không trộn được: kí hiệu 0
  • Trộn xong bón ngay: kí hiệu -.

Một số lưu ý khi phối trộn phân

– Các phân chứa amoni như phân sunphat amon, phân ure, phân clorua amon, phân nitrat amon sẽ không được trộn với các loại phân mang tính kiềm như tro bếp vôi, bột photphorit… Vì nếu trộn các loại phân này với nhau sẽ gây bay hơi NH3, làm mất đạm.
– Các loại phân dễ hút ẩm, dễ tan trong nước sẽ dễ vón cục như urê, nitrat, muối kali chỉ nên trộn với nhau trước khi dùng.
– Phân Supephotphat nếu trộn với các loại phân như nitrat có thể giải phóng axit làm hại bao túi đựng, cho nên cần chú ý.

Cách bón phân 

4. Ứng dụng

Trong nguyên liệu phân bón:
Là loại phân bón cung cấp hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho cây trồng là Đạm (N) và lân (P2O5); chứa hàm lượng lân cao nhất trong các loại phân lân.
Phân DAP có độ hòa tan cao nên dễ ngấm trong đất thành Amoni và phosphate để cây trồng dễ dàng hấp thụ được.
Amoni trong phân DAP cung cấp nito và biến đổi thành nitrat nhờ các vi khuẩn trong đất và làm kéo theo tăng độ pH của đất.. Việc tăng pH này có thể làm ảnh hưởng tới các thành phần hữu cơ trong đất.
Phân DAP thích hợp dùng cho những vùng đất giàu hữu cơ, các vùng đất mới khai phá, đất vùng ven biển mới tiêu thủy, những vùng đất này thường giàu đạm, chua, thiếu lân.
Khác hẳn với phân đơn thông thường có tính kiềm hoặc acid, DAP trung tính phù hợp với nhiều loại đất và không ảnh hưởng đến thổ nhưỡng.
Ngoài ra phân DAP còn được sử dụng để hãm đám cháy và trong công nghệ lên men sản xuất rượu.

5. Hướng dẫn một số cách bón phân DAP hiệu quả

Đối với cây khoai tây

Cách bón:
Bón lót: Sử dụng toàn bộ phân chuồng và phân DAP, 3 -4kg đạm
Bón thúc: Sử dụng toàn bộ lượng đạm còn lại và 7-9kg kali để bón cho cây

Đối với các loại rau màu khác

Cách bón:
Bón lót toàn bộ phân vi sinh
Bón thúc lần 1 khi cây mọc cao 5-6cm sử dụng 1-2kg Ure + 1-2kg kali
Bón thúc lần 2 sau khi lần 1 từ 15-20 ngày sử dụng 4-5kg ure + 1-2kg kali
Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15-20 ngày sử dụng hết lượng phân còn lại.

6. Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản phân đạm DAP

Phân bón DAP không được trộn chung với các loại phân có thành phần chứa sunphat amon, phosphate, ure, clorua amon, vôi và tro.
Nếu trộn phân DAP với phân có những loại phân chứa thành phần Tecmo phosphate thì sau khi trộn phải tiến hành sử dụng ngay.
Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh tiếp xúc trực tiếp giữa phân với ánh nắng mặt trời.
Để xa tầm tay trẻ em.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi sử dụng.

Hình ảnh phân bón DAP Phú Mỹ

7. Mua phân DAP giá tốt ở đâu

Tổng kho hóa chất chuyên phân phối các loại phân bón dành cho ngành nông nghiệp. Giá cạnh tranh nhất tại thời điểm.

Liên hệ: Ms Thảo 0911 481 823

Tác giả: Admin