Hệ thống nước tuần hoàn là một trong những bộ phận quan trọng của dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện nay. Chúng đóng vai trò: làm mát, truyền nhiệt, bảo vệ thiết bị,… trong hệ thống sản xuất công nghiệp. Vậy, thế nào được coi là hệ thống nước tuần hoàn? hệ thống này gồm mấy loại?,… Cùng Tổng kho hóa chất tìm hiểu những khía cạnh xung quanh hệ thống này, bạn nhé!

1. Thế nào là một hệ thống nước tuần hoàn?

Nước tuần hoàn là một hệ thống được sử dụng phổ biến trong công nghiệp để kiểm soát nhiệt độ của thiết bị và quy trình sản xuất. Hệ thống này có mặt ở rất nhiều ngành công nghiệp, điển hình như: cơ khí, điện tử, hoá chất, thực phẩm,…

Một hệ thống nước tuần hoàn hoạt động khi có một nguồn cung cấp đưa nước vào hệ thống, dòng nước này được lưu thông, đi qua các thiết bị trong hệ thống để thực hiện vai trò điều chỉnh nhiệt độ. Sau đó, chúng sẽ quay trở lại thiết bị ban đầu và bắt đầu một chu trình mới (tuần hoàn dạng kín) hoặc được đưa ra khỏi hệ thống khi kết thúc chu trình (tuần hoàn dạng hở).

Một số thiết bị chính của hệ thống nước tuần hoàn:

  • Bể chứa: Là nơi lưu trữ nguồn nước để sử dụng trong hệ thống nước tuần hoàn.
  • Bơm nước: Là thiết bị được dùng với vai trò hút và đẩy nước từ bể chứa vào hệ thống các thiết bị kế tiếp.
  • Hệ thống ống: Là tập hợp các ống dẫn, được dùng để liên kết các thiết bị trong hệ thống.
  • Thiết bị làm mát: Gồm các thiết bị trao đổi nhiệt, hệ thống máy móc, thiết bị trong sản xuất công nghiệp.
  • Hệ thống điều khiển: Bao gồm các van, cảm biến,… để kiểm soát và điều khiển lưu lượng nước, nhiệt độ, áp suất,… trong hệ thống.
  • Hệ thống xử lý nước: dùng để xử sơ bộ nguồn nước, giúp loại bỏ vi sinh vật, chất gây ô nhiễm, hạn chế xuất hiện cáu cặn.

2. Có mấy loại hệ thống nước tuần hoàn

Hiện nay, có hai dạng hệ thống nước tuần hoàn chính là: hệ thống tuần hoàn dạng hở và hệ thống tuần hoàn dạng kín.

Hệ thống tuần hoàn dạng hở:

Đây là hệ thống tuần hoàn mà sau khi nguồn nước kết thúc một chu trình lưu thông trong thiết bị sẽ không tuần hoàn lại mà được đưa ra khỏi hệ thống.

tháp làm mát

Tháp làm mát

Thiết bị trao đổi nhiệt tuần hoàn dạng hở phổ biến: cooling tower, tháp làm mát, nồi hơi,….Loại hệ thống này thường được sử dụng trong các ứng dụng có yêu cầu làm mát lớn như nhà máy điện, nhà máy thép và các hệ thống làm mát công nghiệp khác.

Trong quá trình vận hành các thiết bị trao đổi nhiệt dạng hở, cần chú ý những vấn đề sau:

  • Đảm bảo lưu thông lưu chất: Luôn giữ cho hệ thống trao đổi nhiệt sạch sẽ, nên vệ sinh hệ thống định kỳ để hạn chế tối đa sự cản trở gây ra bởi bụi bẩn, cáu cặn, rong rêu,…
  • Kiểm soát tốc độ: Đảm bảo lưu lượng chất lỏng vào và ra khỏi thiết bị luôn ổn định.
  • Kiểm soát áp suất, nhiệt độ: Theo dõi các thông số đầu vào, đầu ra của áp suất, nhiệt độ để luôn khống chế chúng trong giới hạn an toàn, tránh hư hỏng, nguy hiểm, rủi ro trong quá trình vận hành.
  • Bảo dưỡng: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, cáu cặn, rong rêu,…đồng thời phát hiện hư hỏng và kịp thời sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hại, đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt thiết bị.

Hệ thống tuần hoàn dạng kín:

Đây là hệ thống tuần hoàn mà sau khi nguồn nước kết thúc một chu trình lưu thông trong thiết bị, sẽ được tuần hoàn, quay trở lại thiết bị ban đầu, chuẩn bị cho chu trình lưu thông kế tiếp.

hệ thống chiller

Hệ thống chiller

Loại hệ thống này thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao và không để nước tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Một số ứng dụng phổ biến của dạng thiết bị này như: Thiết bị làm mát cho điều hòa không khí tòa nhà, thiết bị làm mát cho máy công nghiệp,… hoặc thiết bị làm mát cho quy trình sản xuất.

Trong quá trình vận hành hệ thống tuần hoàn kín, cần chú ý một số đặc điểm sau:

  • Kiểm soát áp suất, nhiệt độ: Theo dõi các thông số đầu vào, đầu ra của áp suất, nhiệt độ để luôn khống chế chúng trong giới hạn an toàn, tránh hư hỏng, nguy hiểm, rủi ro trong quá trình vận hành.
  • Kiểm soát lưu lượng: Đảm bảo lưu lượng của lưu thể đi qua hệ thống, không vượt quá khả năng chịu tải của các thiết bị trong hệ thống.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Chú ý thời gian bảo dưỡng định kỳ để làm sạch, thay thế các bộ phận bị hao mòn, kiểm tra độ chính xác của các cảm biến: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng,… để đảm bảo độ tin cậy của thiết bị cũng như sự hoạt động bình thường của hệ thống.

Cả hai dạng hệ thống nước tuần hoàn đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nên lựa chọn loại hệ thống phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu ứng dụng cụ thể và các yếu tố như nguồn nước, yêu cầu vận hành và môi trường.

3. Tại sao nên vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống nước tuần hoàn định kỳ

Sau một thời gian hoạt động và làm việc, hệ thống nước tuần hoàn sẽ xuất hiện cáu cặn, vi sinh vật, rong rêu,… ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của hệ thống. Vì vậy, việc vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống định kỳ là rất cần thiết:

  • Đảm bảo hoạt động hiệu quả: Để đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả thì nên giữ cho hệ thống nước tuần hoàn luôn sạch sẽ, không có các yếu tố gây cản trở như cáu cặn, rong rêu,…Việc làm sạch thường xuyên sẽ loại bỏ các mảnh vụn, tảo, vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm khác, từ đó đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống.
  • Ngăn chặn tắc nghẽn: Việc thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ hệ thống nước tuần hoàn sẽ giúp loại bỏ những cáu cặn, tạp chất có trong hệ thống nước tuần hoàn. Từ đó, loại bỏ hiện tượng tắc nghẽn, giảm lưu lượng nước lưu thông.
  • Ngăn ngừa ăn mòn: Nước được sử dụng trong hệ thống nước tuần hoàn (đặc biệt là tuần hoàn dạng hở) có thể tồn tại một số muối, ion, hợp chất gây ăn mòn thiết bị. Việc sử dụng hoá chất ức chế cáu cặn, ăn mòn sẽ giúp bảo vệ, đảm bảo độ bền của thiết bị chứa.

4. Bộ hóa chất xử lý nước tuần hoàn

4.1 Hoá chất tẩy cáu cặn SPA – 200

SP- A200 là loại hoá chất tẩy cáu cặn trong các thiết bị nước tuần hoàn, được điều chế với công thức đặc biệt giúp loại bỏ cáu cặn canxi, magie và rỉ sét. Với công dụng làm sạch đường ống, thiết bị, chúng giúp tăng hiệu suất truyền nhiệt, tiết kiệm điện năng, kinh tế, không gây hư hỏng thiết bị, không gây ảnh hưởng cho người sử dụng.

hoá chất tẩy cáu cặn spa200

Hoá chất tẩy cáu cặn SPA – 200

4.2. Hoá chất ức chế cáu cặn, ăn mòn hệ hở SP – 02

Hóa chất ức chế cáu cặn ăn mòn hệ hở SP – 02 là chế phẩm được sử dụng để làm chậm, giảm sự hình thành cáu cặn sinh ra do sự lắng đọng, kết hợp của các ion hòa tan trong nước.

hoá chất ức chế cáu cặn sp02

Hoá chất ức chế cáu cặn, ăn mòn hệ hở SP – 02

4.3. Hoá chất diệt rong rêu SP – 05

Hoá chất diệt rong rêu SP – 05 là chế phẩm được sử dụng để loại bỏ rong rêu, tảo có trong nguồn nước của thiết bị trao đổi nhiệt. Sử dụng hoá chất này sẽ giúp hạn chế được sự phát triển của rong rêu, tảo, tăng tối đa hiệu quả truyền nhiệt, giảm chi phí vận hành, tăng tuổi thọ hệ thống.

hoá chất diệt rong rêu

Hoá chất diệt rong rêu SP – 05

4.4. Hoá chất diệt vi sinh vật SP – 06

Hoá chất diệt vi sinh vật SP – 06 là chế phẩm giúp loại bỏ vi sinh vật gây hại, gây mùi khó chịu trong nguồn nước của thiết bị trao đổi nhiệt. Sử dụng loại hoá chất này giúp hạn chế được sự phát triển của vi sinh vật, nhằm tăng ngăn mùi khó chịu, đảm bảo chất lượng nguồn nước trong hệ thống.

hoá chất diệt vi sinh vật

Hoá chất diệt vi sinh vật SP -06

Kết luận:

Hệ thống nước tuần hoàn là một cụm thiết bị đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành công nghiệp, chúng có vai trò to lớn trong việc kiểm soát sự ổn định nhiệt độ của các quá trình sản xuất công nghiệp. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến hoá chất vệ sinh hệ thống xử lý nước tuần hoàn, vui lòng liên hệ đến số hotline 0911.481.823 để được tư vấn và giải đáp.

Tác giả: Admin