Bên cạnh việc sử dụng rộng rãi, dung môi hữu cơ còn có nhiều đặc tính gây độc. Bài tổng hợp này không chỉ nêu ra top 3 loại dung môi hữu cơ phổ biến, mà còn giúp các bạn phân biệt chúng, chỉ ra các biện pháp phòng tránh độc. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết!

Dung môi hữu cơ là gì?

Dung môi hữu cơ là loại dung môi có chứa nguyên tố cacbon hữu cơ. Dung môi hữu cơ được sử dụng để làm sạch khô, pha loãng sơn, các dung môi tẩy keo, trong nước hoa,…

Tính bay hơi là đặc trưng cơ bản nhất của dung môi hữu cơ. Do vậy, đường hô hấp chính là con đường mà chúng tác động đến con người.

Các loại dung môi hữu cơ phổ biến

Dung môi Trichloroethylene (C2HCL3)

Dung môi Trichloroethylene là chất lỏng trong suốt, không màu, được sử dụng rộng rãi trong việc giặt vải khô. Chúng có mùi nhẹ như Chloroform, hòa tan được trong nước. Chúng có các đặc tính sau:

     – Khối lượng phân tử: 131.38 g/mol

     – Tỷ trọng riêng: 1.46 g/cm3

     – Nhiệt độ sôi: 87.2 độ C

     – Nhiệt độ đông đặc: -73 độ C

     – Tính tan trong nước: 1.28 g/L

     – Độ nhớt: 0.53cP (tại 25 độ C)

     – Áp suất hơi: 58 mmHg (tại 20 độ C)

Trichloroethylene (TCE)

Trichloroethylene (TCE)

Một số ứng dụng của Trichloroethylene  là:

    – Sử dụng rộng rãi trong ngành giặt khô vì dễ bay hơi, không cháy.

     – Tẩy dầu mỡ trên bề mặt kim loại.

     – Trích li cho thực phẩm.

     – Là dung môi cho các vật liệu hữu cơ.

Dung môi Nonyl Phenol Ethoxylate (C15H24O4)

Đây là 1 loại dung môi Nonyl Phenol được sản xuất và bán rộng rãi, còn có tên gọi khác là NP9. Nonyl Phenol Ethoxylate tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt màu vàng nhạt, có mùi Phenolic. Chúng tan trong rượu nhưng lại hoà tan vừa phả trong nước. Dung môi Nonyl Phenol Ethoxylate có các đặc tính như sau:

     – Khối lượng phân tử: 220.35 g/mol

     – Tỉ trọng: 0.953 g/cm3

     – Độ nóng chảy: -8 đến 2 độ C

     – Độ sôi: 293 – 297 độ C

     – Độ hòa tan trong nước: 6 mg/L

dung môi NP9

Dung môi Nonyl Phenol

Có thể bạn quan tâm:

Các ứng dụng của dung môi Nonyl Phenol Ethoxylate mà ta phải kể đến là:

     – Là nguyên liệu cho các chất tẩy rửa, bột giặt do Nonyl Phenol Ethoxylate có khả năng tẩy tốt, độ thấm ướt cao và được dùng nhiều trong nhóm chất hoạt động bề mặt không ion hóa.

     – Trong các lĩnh vực như: dệt, chế biến bột giấy, sản xuất thép, các sản phẩm làm sạch,… Nonyl Phenol Ethoxylate cũng được sử dụng rất nhiều.

     – Là chất làm ẩm trong sản xuất mỹ phẩm và làm sạch máy móc, thiết bị trong khâu hoàn thiện sản phẩm.

    – Dùng để làm bóng, làm đẹp các sản phẩm nhựa, gỗ, đồ gia dụng, đồ trưng bày vì Nonyl Phenol Ethoxylate được sử dụng như 1 chất chống Oxy hóa và làm chất ổn định trong bao bì thực phẩm bằng nhựa.

Dung môi Hexane (C6H14)

Dung môi Hexane là 1 Ankan có 6 nguyên tử cacbon mạch tahwrng, khả năng phản ứng thấp và là loại dung môi thích hợp sử dụng cho các phản ứng hóa học. Chữ “Hex” nghĩa là có 6 nguyên tử cacbon trong công thức cấu tạo, chữ “ane” thể hiện rằng những cacbon này thường liên kết với nhau bằng liên kết đơn. 

Hexane được tinh luyện từ dầu thô, tồn tại dưới dạng lỏng, trong suốt, không màu, có mùi đặc trưng khó chịu. Chúng còn là dung môi không phân cực, tốc độ bay hơi nhanh và khó tan trong nước.

1 số chỉ số khác về đặc tính của dung môi Hexane như sau:

    – Khối lượng phân tử: 86.18 g/mol

    – Khối lượng riêng: 0.655 g/mol

    – Nhiệt độ đông đặc: -95 độ C

    – Độ nóng chảy: -96 đến -94 độ C

    – Nhiệt độ sôi: 50 – 70 độ C

     – Tốc độ tan trong nước: 9.5 mg/L

     – Nhiệt độ chớp cháy: -26 độ C

      – Áp suất hơi: 17.6 kPa (ở 20 độ C)

 Trong cuộc sống, Hexane có rất nhiều ứng dụng, điển hình như:

     – Sử dụng làm dung môi chiết xuất các loại dầu thực vật như dầu lanh, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, dầu đậu nành.

      – Làm dung môi chiết xuất cây thanh hao.

     – Trong ngành dệt, đồ trang trí nội thất, sản xuất giày hay công nghệ in (đặc biệt là công nghệ in bằng máy in quay), dung môi hữu cơ Hexane được sử dụng là chất tẩy.

chúng còn được sử dụng là dung môi tẩy dầu mỡ, tẩy rửa.

     – Hexane có thể sử dụng như chất pha loãng đối với các loại mực in khô.

    – Dùng cho hợp chất ly trích hoặc sử dụng kết hợp với nhiều loại dung môi khác trong sản xuất vecni, keo dán, sơn keo.

    – Khi sử dụng Hexane với hàm lượng lớn, chúng sẽ trở thành tác nhân gây kết dính nhanh khô. Do đó, Hexane rất hay được dùng làm dung môi cơ bản trong công thức keo xi măng và kiểm soát độ nhớt trong sản xuất keo dán, keo xi măng.

Những lưu ý khi sử dụng dung môi hữu cơ

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng dung môi hữu cơ bạn nên biết

Dung môi hữu cơ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?

Sức khỏe con người rất dễ bị nhiễm độc bởi dung môi hữu cơ. Thậm chí ta có thể sẽ bị giảm tuổi thọ nếu tiếp xúc với môi trường dung môi thường xuyên. Các loại nhiễm độc phổ biến mà ta phải kể đến là:

     – Nhiễm độc Toluen: Toluen là chất cực kì độc hại, khiến con người bị ảo giác, mất thăng bằng, đau đầu, choáng ngất. Khi bạn gặp các triệu chứng trên dù chỉ sử dụng 1 lượng Toluen nhỏ, rất có thể bạn đã bị nhiễm độc. Toluen tồn tại chủ yếu trong sơn nhà, keo dán hoặc các công nghệ in ảnh.

     – Nhiễm độc Benzen: Bên cạnh Toluen, Benzen cũng là 1 trong những chất có thể gây độc rất nguy hiểm do chúng tồn tại dưới dạng chất lỏng, dễ bay hơi và có thể tác động trực tiếp lên da. Một số bệnh mà Benzen gây ra là: rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, thiếu máu, giảm bạch cầu, xung huyết niêm mạc miệng, xuất huyết trong, rong kinh (đối với phụ nữ),… 

    – Nhiễm độc VCOs: VCOs là các chất thông dụng ở dạng rắn hoặc dạng lỏng như: Acetone, Butyl Acetate, Ethyl Acetate. Sự bay hơi là tác nhân gây ra nhiễm độc VCOs (bay hơi trong xăng dầu, sơn). Bạn sẽ có các triệu chứng như: co giật, ngạt viêm phổi, chóng mặt, sưng mắt, say nôn,… nếu bị nhiễm độc VCOs.

Dung môi gây ngộ độc thần kinh

Dung môi hữu cơ có thể gây ngộ độc thần kinh

Các biện pháp chống nhiễm độc dung môi hữu cơ

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng dung môi, ta phải lưu ý các biện pháp sau:

     – Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ và chỉ tiếp xúc với dung môi trong trường hợp bắt buộc.

       – Không để dung môi gần các dụng cụ phát lửa, dễ gây cháy nổ.

     – Dùng các thùng, bình kín để chứa dung môi và chỉ mở nắp khi có nhu cầu sử dụng.

      – Không nên xả trực tiếp dung môi vào hệ thống thu gom rác thải.

     – Không để dung môi dính lên da, mắt vì chúng sẽ gây lở loét hoặc khiến các vết thương cũ nặng hơn. 

Có thể bạn quan tâm:

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về dung môi hữu cơ. Độc tính mà loại dung môi này gây ra rất đáng sợ và nghiêm trọng, vì vậy mỗi chúng ta hãy cẩn thận khi tiếp xúc với chúng nhé!

Tác giả: Admin