Dung môi pha sơn được sản xuất đem lại rất nhiều công dụng trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là trong cách ngành sản xuất suất sơn, mực in, thuốc nhuộm và rất nhiều ngành nghề khác. Vậy dung môi pha sơn có những loại nào và có những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Dung môi pha sơn là gì?

Dung môi pha sơn hay còn được gọi là thinner, nó có tác dụng là chất là mỏng, làm giảm độ nhớt khi được pha với các chất khác. 

Chủ yếu trong ngành sản xuất sơn, thinner được sử dụng để làm cho màng sơn mỏng hơn, độ nhớt giảm xuống làm cho việc sử dụng, thi công trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, thinner pha sơn sẽ làm cho lớp sơn sẽ mỏng , đẹp hơn và không gây lãng phí sơn. Và khi lớp sơn mỏng, dễ khô thì tiến độ thi công cũng sẽ nhanh hơn.

 

Thinner pha sơn

Thinner pha sơn thinner 132

Ngoài ra, dung môi pha sơn còn được sử dụng như một chất tẩy trong ngành nghề xây dựng. Nó có khả năng tẩy rửa, làm sạch những vết sơn vương vãi trong quá trình thi công. 

Dung môi pha sơn còn được ứng dụng trong các quy trình sản xuất keo dán, băng dính, sản phẩm khí dung, ngành giày da, trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và nhiếp ảnh.

Để hiểu rõ hơn về các loại dung môi cũng như vai trò của nó, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Dung môi là gì? Phân loại dung môi và vai trò của nó

Những điều cần biết khi lựa chọn và sử dụng dung môi pha sơn

Khi lựa chọn dung môi pha sơn, bạn cần lưu ý một số tiêu chí sau. Bởi những tiêu chí này sẽ quyết định tính chất của màng sơn sau khi pha.

Tính chất hóa học

Khi lựa chọn thinner, người mua cần quan tâm đến tính chất hoá học của dung môi đó bởi một số dung môi khi tiếp xúc nhau có thể gây phản ứng hóa học. Nếu lựa chọn dung môi pha sơn có thành phần gây phản ứng hoá học với thành phần trong sơn thì sau khi pha trộn sẽ khiến sơn không đảm bảo chất lượng. Sơn có thể bị vón cục, lắng đọng, tạo ra chất lạ…

Độ tan

Người sử dụng thinner pha sơn cũng cần lưu ý đến độ tan bởi mỗi loại dung môi đều có độ hòa tan và các chất phụ gia khác nhau. Nếu độ tan quá thấp, khi pha thinner và sơn thì hỗn hợp sẽ không pha loãng được như mong muốn. Ngược lại, hỗn hợp sẽ tạo thành hệ nhũ do không thể hoà tan với nhau. Khi sử dụng hỗn hợp này trong thi công sẽ gây ra hiện tượng bọt khí, vón cục trên bề mặt hay các đốm màu loang lổ mất thẩm mỹ.

Độ tinh khiết

Việc sử dụng những dung môi pha sơn bị lẫn nhiều tạp chất sẽ gây giảm chất lượng sơn sau khi pha như mất độ bóng, sai hệ màu… Khi sử dụng trong thi công có thể khiến lớp sơn không có độ bám dính, tạo bọt khí, nhăn màng sơn…

Độ phân cực

Đây cũng là một yếu tố quan trọng, gây ảnh hưởng đến độ hoà tan của hoá chất. Các loại dung môi pha sơn phân cực sẽ hòa tan các chất phân cực, còn dung môi không hòa tan sẽ hòa tan các chất không phân cực.

Tỷ trọng

Tỷ trọng khác nhau của các loại dung môi là yếu tố gây ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của dung môi, nghĩa là thời gian khô và độ bóng sẽ không đồng đều. Nếu sử dụng sơn khô nhanh với thinner có tỷ trọng lớn thì thời gian khô có thể kéo dài hơn. Sơn khô chậm pha với dung môi pha sơn có tỷ trọng quá thấp mà thi công trong môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến màng sơn bị bong bóng, bọt khí… 

Các loại dung môi pha sơn phổ biến 

Acetone – C3H6O

Dung môi Acetone đã khá quen thuộc với chúng ta, nó tồn tại dưới dạng lỏng, không màu và khả năng tan vô hạn trong nước, tốc độ bay hơi nhanh nên thường được ứng dụng để sản xuất các loại sơn khô nhanh.

Các chất nitrocellulose, cellulose ether, cellulose acetate trong sơn gây nên độ nhớt cao nên Acetone cũng được sử dụng để làm giảm độ nhớt hiệu quả cho các loại sơn có chứa chúng. 

Dung môi Acetone

Dung môi Acetone

Phái đẹp cũng không còn quá xa lạ với Acetone, bởi loại dung môi này được sử dụng như chất tẩy rửa sơn móng tay, trong công nghiệp mỹ phẩm và sản xuất thuốc.

Cách bảo quản: Acetone cần được bảo quản trong kho, thoáng mát và có mái che, tránh lưu trữ ở nơi gần nguồn nhiệt, nguồn điện dễ cháy nổ hay những nơi nhiệt độ cao trên 500C bởi loại dung môi này rất dễ bắt lửa. 

Xylene – C8H10

Xylene tồn tại dưới thể lỏng, không màu, không mùi. Tuy nhiên, khác với Acetone thì Xylene không tan được trong nước. 

Thinner Xylene được ứng dụng làm chất làm giảm độ nhớt trong nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất sơn, thuốc nhuộm, mực in, keo dán…

Cách bảo quản: Dung môi pha sơn Xylene cần được bảo quản trong kho, thoáng mát và có mái che, tránh lưu trữ ở nơi gần nguồn nhiệt, nguồn điện dễ cháy nổ hay những nơi nhiệt độ cao trên 500C bởi loại dung môi này rất dễ bắt lửa. 

Toluen – C7H8

Toluen cũng giống như Xylene là chất lỏng trong suốt, có độ bay hơi cao và khả năng hoà tan mạnh mẽ. Do đó, dung môi Toluen thường được sử dụng để sản xuất các chất tẩy rửa, sản xuất keo dán và các sản phẩm cùng loại.

dung môi pha sơn toluen

Dung môi pha sơn Toluen

Cách bảo quản: Dung môi Toluen cần được bảo quản trong kho, thoáng mát và có mái che, tránh lưu trữ ở nơi gần nguồn nhiệt, nguồn điện dễ cháy nổ hay những nơi nhiệt độ cao trên 500C bởi loại dung môi này rất dễ bắt lửa. 

Dung môi Diethylene Glycol – C4H10O3 

Dung môi này tồn tại dưới dạng thể lỏng, không màu, vị đắng, dễ bay hơi, có khả năng hút ẩm, tan mạnh trong nước và có nhiệt độ sôi cao. Khi được pha loãng lại có vị hơi ngọt.

Diethylene Glycol được ứng dụng để làm các chất hoá dẻo, chất hút ẩm cho sơn, trong ngành công nghiệp sản xuất sơn, thuốc nhuộm… Đặc biệt, loại dung môi này giúp cho sơn latex có nhiệt độ đông thấp hơn.

Dung môi Butyl Carbitol – C8H18O3 

Tính chất của dung môi pha sơn Butyl carbitol: là một chất lỏng trung tính, trong suốt độ nhớt thấp, mùi nhẹ, nhiệt độ sôi cao, bay hơi chậm và là chất có thể trộn lẫn với nước và các dung môi hữu cơ và tạo H2O2 trong môi trường có Oxi.

Ứng dụng: 

Do tốc độ bay hơi chậm nên loại dung môi này có tác dụng làm chất tăng độ chảy cho sơn sấy được làm từ nhựa: nhựa epoxy, ure, phenol, melamine. Dung môi Butyl diglycol 1-3% sẽ làm tăng độ dàn đều cho sơn trong quá trình sử dụng, khiến màng sơn bằng phẳng. 

Butyl carbitol thường được pha trộn với sơn sấy hoà tan trong nước, tác dụng làm giảm hiện tượng bọt khí, bong bóng, phồng rộp trên màng sơn.

Dùng dung môi Butyl Carbitol hoà với sơn nước có tác dụng làm tăng độ chảy, dàn đều và làm dễ quyết cho sơn bóng.

Làm dung môi pha sơn cho sơn lắc, lacquer vì tốc độ bay hơi chậm.

Dung môi Dibutyl phthalate

Đây là dung môi tồn tại dưới dạng chất lỏng khan, trong suốt, gần như không màu.  có thể tan trong các loại dung môi hữu cơ thông thường và có mùi khó nhận biết. Ngoài ra, loại dung môi này còn hoà trộn với các chất hoá dẻo đơn phân tử thường được dùng trong PVC và hầu như không tan trong nước.

Đối với các loại sơn phủ cellulose acetate butyrate, cellulose, chất chống thấm, Dibutyl phthalate có tác dụng như chất hoá dẻo và chất phân tán

Một số lưu ý quan trọng khác khi dùng dung môi pha sơn

Dung môi pha sơn là một loại hoá chất dễ gây cháy nổ và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, khi sử dụng cần lưu ý những quy tắc sau đây:

  • Sử dụng dung môi pha sơn chính hãng, đảm bảo chất lượng
  • Bảo quản dung môi ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ cao, những nơi dễ cháy nổ.
  • Không sử dụng những thiết bị, vật dụng có khả năng phát lửa khi ở gần nơi chứa dung môi.
  • Môi trường làm việc thông thoáng, trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, thường xuyên kiểm tra nồng độ dung môi trong không khí.
  • Sử dụng đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ lao động phù hợp khi làm việc.
  • Nắm rõ kiến thức về các loại dung môi và các thông tin cơ bản trong xử lý sự cố với dung môi hóa chất
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý dung môi hóa chất.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại thinner là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất này.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dung môi pha sơn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những thông tin về các loại dung môi pha sơn cũng như cách sử dụng chúng đảm bảo an toàn. 

Sản phẩm khác: Dung môi công nghiệp HEPTANES, Methyl IsoButyl Ketone

Tác giả: Admin